Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhiễm chlamydia trachomatis

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Chlamydia trachomatis là tác nhân gây STIs rất phổ biến và để lại nhiều di chứng.
C. trachomatis là vi khuẩn gram âm sống bắt buộc trong tế bào. C. trachomatis thường tác động lên các tế bào biểu mô trụ tuyến.
Dù rằng một phần đáng kể người bệnh sẽ thành công trong việc tự thanh thải C. trachomatis, nhưng đối với ½ số cá thể còn lại, sẽ không thành công trong việc tự thanh thải C. trachomatis, do thất bại của đáp ứng miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Ở các cá thể này, C. trachomatis sẽ chuyển sang dạng tồn tại kéo dài với nhiều di chứng, thông qua tiến trình viêm và tiến trình tự miễn gây bởi C. trachomatis
 
Các di chứng gồm tình trạng viêm vùng chậu mạn dẫn tới hậu quả trầm trọng bao gồm thai ngoài tử cung, đau vùng chậu mạn và hiếm muộn-vô sinh liên quan đến yếu tố vòi Fallope
Ở sơ sinh, do lây truyền dọc lúc sanh, nhiễm C. trachomatis cũng gây ra viêm niệu đạo và viêm kết mạc mắt không do lậu cầu.
Chẩn đoán nhiễm Chlamydia Trachomatis
    Có hai nhóm triệu chứng của nhiễm C. trachomatis
1.    Viêm cổ tử cung cấp (cervicitis)
2.    Di chứng viêm sinh dục trên do C. trachomatis
Nhiễm C. trachomatis có thể không triệu chứng, hoặc biểu hiện lâm sàng mơ hồ và
không đặc hiệu.
Các triệu chứng có thể có bao gồm huyết trắng bất thường và ra huyết âm đạo bất thường. Viêm cổ tử cung với biểu hiện viêm cổ tử cung nhầy mủ cùng với lộ tuyến cổ tử cung dễ chảy máu cũng gợi ý nhiễm C. trachomatis.
Viêm vòi Fallope với biến chứng và di chứng tổn thương chức năng vòi Fallope là một kết cục phổ biến của nhiễm C. trachomatis 1. Vòi Fallope mất chức năng, gây thai ngoài tử cung hay tắc nghẽn, ứ dịch.
Bởi vì nhiễm C. trachomatis thường hay đi cùng nhiễm lậu cầu nên đặt ra 2 vấn đề
lớn:
1.    Khi có nhiễm lậu cầu thì nên xét nghiệm tìm sự hiện diện song hành của C. trachomatis
2.    Do việc điều trị lậu với các beta lactamin sẽ thúc đẩy C. trachomatis chuyển sang dạng tồn tại kéo dài nên nếu nhiễm Neisseria gonorrhea đã được xác nhận thì việc điều trị Neisseria gonorrhea phải thực hiện khi đã khảo sát C. trachomatis hoặc phải tránh việc dùng beta-lactamin
Điều trị nhiễm Chlamydia Trachomatis
Dù rằng một phần không nhỏ người nhiễm C. trachomatis có thể tự thanh thải vi khuẩn, nhưng việc điều trị C. trachomatis là bắt buộc khi test tầm soát C. trachomatis là dương tính, nhằm tránh những di chứng muộn
-    Mục đích điều trị:
    Điều trị đối tượng nhiễm C. trachomatis nhằm vào ngăn ngừa các biến chứng
cho đường sinh dục và ngăn lây truyền.
    Điều trị bắt buộc cho bạn tình có thể ngăn tái nhiễm cho bản thân người nhiễm và nhiễm cho bạn tình khác.
    Điều trị cho người phụ nữ mang thai sẽ ngăn nhiễm C. trachomatis cho trẻ sơ
sinh.
-    Phác đồ khuyến cáo cho nhiễm cấp C. trachomatis niệu-sinh dục Azithromycin 1 g uống 1 liều duy nhất
Hoặc: Doxycycline 100 mg uống 2 lần trong ngày trong 7 ngày Hoặc: Doxycycline 200 mg 1 lần trong ngày trong 7 ngày
 
Kiêng giao hợp trong vòng 7 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị và hết các triệu chứng nếu có.
- Hoặc trong trường hợp cần thiết thì có thể dùng phác đồ thay thế cho nhiễm cấp C.trachomatis:
Erythromycin 500 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 7 ngày
Hoặc: Erythromycin ethylsuccinate 800 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 7 ngày Hoặc: Levofloxacin 500 mg uồng 1 lần mỗi ngày trong 7 ngày
Hoặc: Ofloxacin 300 mg uống 2 lần mỗi ngày trong 7 ngày
- Các người bệnh điều trị C. trachomatis nên kiểm tra HIV, lậu cầu và giang mai.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đại cương
  • Khuẩn hệ âm đạo bình thường
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Viêm âm đạo do nấm candida sp
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
  • Bệnh giang mai
  • Nhiễm chlamydia trachomatis
  • Nhiễm Neisseria gonorrhoeae
  • Viêm vùng chậu
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Phân giai đoạn suy tim

    1857/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình điều trị bớt sùi bằng plasma

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giao tiếp có lời

    Quản lý ngoại chẩn.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán và điều trị nội khoa sỏi thận tiết niệu
    Phân loại thảm họa
    Những lợi ích cụ thể nào từ thông tin thu thập trong công việc của bác sĩ gia đình?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space