Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đại cương

(Trở về mục nội dung gốc: 1384/QĐ-BYT )

1.1. Tác nhân gây bệnh
Tác nhân gây bệnh giun lươn đường ruột thường gặp là do Strongyloides stercoralis, ngoài ra có loài Strongyloides fuelleborni thường gây bệnh ở khỉ, vượn, chó nhưng đôi khi gây bệnh ở người.
1.2. Nguồn truyền bệnh giun lươn
Người là vật chủ chính, ngoài ra có thể có ở một số động vật khác như khỉ, vượn, chó...
1.3. Phương thức lây truyền
- Qua đường da: Ấu trùng giun lươn xâm nhập qua da, niêm mạc vào trong cơ thể.
- Tự nhiễm: Do giun cái đẻ trứng, trứng nở thành ấu trùng hoặc đẻ ấu trùng và phát triển thành giun trưởng thành ngay trong ruột gây bệnh cho người.
1.4. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
- Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm bệnh khi có tiếp xúc với đất, cát có ấu trùng giun lươn.
- Miễn dịch với giun lươn là cao nhất trong các loài giun truyền qua đất nhưng không có miễn dịch lâu dài nên có thể dễ dàng tái nhiễm.
1.5. Chu kỳ phát triển của giun lươn
Chu kỳ giun lươn gồm: chu kỳ ký sinh và chu kỳ tự do.

Hình 1: Chu kỳ phát triển của giun lươn S. stercoralis (Nguồn US-CDC, 2019)
1) Ấu trùng giun lươn có thực quản dạng ụ phình (L1) theo phân của người nhiễm giun lươn ra ngoài môi trường.
2) Ở môi trường, ấu trùng có thực quản dạng ụ phình có thể phát triển thành giun trưởng thành sống tự do hoặc trở thành ấu trùng có thực quản dạng hình chỉ (L3-là giai đoạn ấu trùng có khả năng lây nhiễm) xâm nhập vào da người (6).
3) Giun trưởng thành giao phối, và con cái đẻ trứng.
4) Trứng nở ra ấu trùng có thực quản dạng ụ phình ngoài môi trường.
5) Những ấu trùng này có thể phát triển thành những con trưởng thành sống tự do (2) hoặc phát triển thành ấu trùng có thực quản dạng hình ống (L3) có khả năng lây nhiễm (6).
6) Ấu trùng có thực quản hình ống (L3) xâm nhập từ đất qua da tiếp xúc.
7) Ấu trùng di chuyển qua dòng máu đến phổi, xuyên qua các mao mạch phổi, tới cây phế quản đến hầu họng, được nuốt xuống đường tiêu hóa, sau đó đến ruột non, nơi chúng trưởng thành.
8) Trong ruột non, giun cái trưởng thành đẻ trứng.
9) Trứng nở thành ấu trùng có thực quản dạng ụ phình. Hầu hết ấu trùng được bài tiết qua phân.
10) Một số ấu trùng có thực quản dạng ụ phình (L1) trong ruột già phát triển thành ấu trùng có thực quản hình ống, xâm nhập qua niêm mạc ruột (tự nhiễm bên trong) hoặc da xung quanh hậu môn (tự nhiễm bên ngoài) và di chuyển tự do tới các cơ quan khác theo chu kỳ lây nhiễm bình thường.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202212271384_QD-BYT_515091.doc .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 1384/QĐ-BYT

  • Đại cương
  • Triệu chứng lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán
  • Điều trị
  • Tiêu chuẩn hết bệnh
  • Phòng bệnh
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Chẩn đoán

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hội chứng sau té ngã

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tập 2: Sống khỏe cùng bệnh Tăng huyết áp | BS.CK2 Lê Thị Đẹp | Video AloBacsi

    tư liệu tham khảo bên ngoài.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tư thế người bệnh lúc vận chuyển
    Chăm sóc toàn diện
    Nhóm C

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space