Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Viêm âm đạo do vi khuẩn

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

1.    Khái niệm
Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis - BV) là một tình trạng rối loạn vi khuẩn rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. BV thường được hiểu là một tình trạng mà trong đó sự cân bằng của môi trường âm đạo “bình thường” bị phá vỡ.
Biểu hiện lâm sàng chính của BV là tiết dịch âm đạo nặng mùi, kèm theo đó là rất ít các triệu chứng khác, không kèm theo biểu hiện viêm, kích ứng gặp trong ¼ số trường hợp. Dù thường gặp, nhưng vấn đề xác lập chẩn đoán BV gặp rất nhiều khó khăn do sự chồng lấn mơ hồ giữa các trạng thái khuẩn hệ sinh lý và tình trạng bệnh lý của khuẩn hệ.
Đa số tình trạng BV có thể tự khỏi mà không cần bất cứ can thiệp nào. Điều này xác nhận rằng khuẩn hệ có khả năng tự điều chỉnh để thích nghi với các biến động bất lợi của môi trường âm đạo.
BV được đặc trưng hay được gây bởi sự sụp đổ của môi trường âm đạo, được phản ánh qua cấu trúc của các trạng thái khuẩn hệ như sụt giảm thành phần Lactobacilli và ưu thế của các thành phần yếm khí, gồm Gardnerella, Atopobium, Mobiluncus, Prevotella, Clostridiales. BV được chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập của mắc bệnh lây qua đường tình dục, của mắc và truyền HIV, của phát triển bệnh lý viêm vùng chậu, cũng như là các biến chứng sản khoa như đẻ non.
 
2.    Các yếu tố nguy cơ của BV
Các yếu tố nguy cơ mạnh nhất 1 của BV gồm:
    Có bạn tình mới
    Thói quen thụt rửa âm đạo
    Không dùng bao cao su
Nhiều phụ nữ có biểu hiện của BV mà không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào.
3.    Điều trị BV
Vấn đề của BV là khi nào cần điều trị? Điều trị cho ai? Và điều trị như thế nào?
Không xác định được nguyên nhân của BV cũng giải thích các khó khăn trong điều trị thể hiện qua đáp ứng rất thay đổi của BV với liệu pháp kháng sinh.
    Nên điều trị cho bacterial vaginosis có triệu chứng.
Với các phụ nữ có triệu chứng lâm sàng, thỏa các tiêu chuẩn của Amsel thì việc điều trị là cần thiết, nhằm vào việc giải quyết các than phiền chủ là tiết dịch âm đạo bất thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Với các phụ nữ này, việc điều trị kháng sinh theo hướng dẫn của CDC 2010 là hợp lý. Trong điều trị, có thể chú ý đến các điều trị hỗ trợ trong đó bao gồm việc cung cấp bổ sung Lactobacilli hay probiotics. Việc bổ sung các Lactobacilli có thể làm giảm tần xuất tái phát của BV sau điều trị.
    Điều trị chọn lọc khi bacterial vaginosis không triệu chứng
Các trường hợp “BV không triệu chứng lâm sàng” là các trường hợp BV với một phần tiêu chuẩn của Amsel (hoặc Nugent) như có “Clue cells” chẳng hạn, nhưng không có triệu chứng lâm sàng, được phát hiện một cách tình cờ qua một khảo sát như PAP test, hay trong trường hợp tiền phẫu phụ khoa, hay trong trường hợp khám định kỳ có làm soi tươi và nhuộm Gram dịch âm đạo.
Đối với các trường hợp này, có hai khả năng: (1) hoặc người này thuộc kiểu trạng thái khuẩn hệ không Lactobacilli với ưu thế yếm khí, (2) hoặc người này có một khuẩn hệ bị rối loạn, nhưng bảo tồn về chức năng do đáp ứng thích nghi của khuẩn hệ. Tuy nhiên, với nhóm đặc biệt này, sẽ cần phải điều trị khi:
1.    Phải thực hiện phẫu thuật phụ khoa, can thiệp qua đường âm đạo như cắt tử cung,
đặt dụng cụ tử cung…
2.    Có thai và thuộc nhóm có nguy cơ cao đẻ non.
Trong trường hợp này, việc can thiệp sớm vào tình trạng BV không triệu chứng có thể là có ích trong việc làm giảm nguy cơ đẻ non, do khắc phục được tiến trình viêm mạn ở màng bào thai. Nên chẩn đoán và điều trị sớm trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Trong chỉ định này, dường như Clindamycin sẽ có hiệu quả hơn Metronidazole.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đại cương
  • Khuẩn hệ âm đạo bình thường
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Viêm âm đạo do nấm candida sp
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
  • Bệnh giang mai
  • Nhiễm chlamydia trachomatis
  • Nhiễm Neisseria gonorrhoeae
  • Viêm vùng chậu
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Lậu cầu

    75/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố đánh giá chất lượng hình ảnh

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương

    2760/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ
    B3 Sốt/ ĐTĐ-THA
    Đau vùng tai do tâm lý
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space