Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh giang mai

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Treponema pallidum là vi khuẩn kỵ khí và di chuyển nên dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc nguyên vẹn của âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
Treponema pallidum là tác nhân gây bệnh Giang mai, thuộc nhóm xoắn khuẩn có động lực rất mạnh gây bệnh ở người.
Bởi vì đây là vi khuẩn kỵ khí và di chuyển nên dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc nguyên vẹn, vị trí xâm nhập thường gặp nhất ở người phụ nữ là âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
    Giang mai có nhiều giai đoạn:
1.    Giai đoạn nguyên phát
2.    Giang mai kỳ II
3.    Giang mai tiềm ẩn
4.    Giang mai kỳ III
- Giai đoạn nguyên phát ở giai đoạn đầu được đặc trưng bởi săng giang mai tại vị trí vi khuẩn xâm nhập.
Săng giang mai xuất hiện khoảng 10 tới 60 ngày sau khi bị nhiễm T. pallidum.
Săng giang mai có đặc điểm là có bờ rõ, hơi gồ cao, hình tròn hay bầu dục, không đau, đáy sạch màu đỏ, nền cứng, thường thấy ở môi lớn, có thể ở âm đạo và cổ tử cung. Săng giang mai thường kèm theo hạch. Hạch xuất hiện sau sang, thường ở vùng bẹn cùng bên với săng, có đặc điểm chắc di động, không đau.
Săng có thể tự lành trong vòng 3 tuần.
-Giang mai giai đoạn II
 
Trong khoảng 4-8 tuần sau khi săng giang mai xuất hiện, có biểu hiện của giang mai kỳ II. Các biểu hiện thường là nổi ban ở da với các sẩn màu nâu hoặc đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân. Các triệu chứng khác gồm có nổi hạch, sốt, đau đầu, sụt cân, đau cơ và rụng tóc loang lổ.
Có 30% các người bệnh giai đoạn này bị phát ban thứ phát nặng nề ở vùng da và niêm mạc. Ở vùng niêm mạc ẩm ướt các nốt nhú đầu phẳng có thể sẩn lên tạo condyloma phẳng, cần phân biệt với mồng gà. Sẩn giang mai có đáy rộng và phẳng hơn.
Nếu không điều trị, giai đoạn này cũng tự hết sau 2-6 tuần, và bệnh đi vào giai đoạn tiềm ẩn.
-Giang mai giai đoạn III
Sau giang mai kỳ II là giang mai tiềm ẩn. Giai đoạn này kéo dài rất lâu, không triệu chứng.
Trong giai đoạn đầu của giang mai tiềm ẩn (dưới 1 năm sau giai mai thứ phát), người bệnh không có dấu hiệu và triệu chứng bị bệnh, mặc dù các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán dương tính.
Các triệu chứng có thể tái phát. Giang mai tiềm ẩn muộn (trên 1 năm sau giang mai thứ phát) ít lây lan hơn giai đoạn đầu.
Giang mai kỳ III với biểu hiện là các tổn thương tim mạch và thần kinh. Các sang thương dạng hạt, hoại tử nặng nề gọi là gôm giang mai có thể phát triển sau nhiễm bệnh từ 1 tới 10 năm.
    Chẩn đoán nhiễm Treponema pallidum Chẩn đoán giang mai được xác định bằng
1.    Xoắn khuẩn di động trên kính hiển vi nền đen
2.    Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang các chất tiết từ các sang thương nguyên phát
hoặc sang thương giai đoạn II hoặc hút dịch từ hạch
    Điều trị nhiễm Treponema pallidum
Giang mai được điều trị bằng Benzathine penicillin G.
Giang mai được điều trị với Benzathine penicillin G.
Nên theo dõi người bệnh bằng định lượng VDRL và khám lúc 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.
Người phụ nữ bị bệnh không nên giao hợp cho tới khi các sang thương đã lành.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Đại cương
  • Khuẩn hệ âm đạo bình thường
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Viêm âm đạo do nấm candida sp
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
  • Bệnh giang mai
  • Nhiễm chlamydia trachomatis
  • Nhiễm Neisseria gonorrhoeae
  • Viêm vùng chậu
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    MIẾNG DÁN TRÁNH THAI VÀ CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI KHẨN CẤP TRONG KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân tâm lý

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lâm sàng - hỏi bệnh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tiêu chí phân loại nguy cơ và xử trí
    Giới thiệu lượng giá
    Mục tiêu bài giảng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space