Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhiễm Neisseria gonorrhoeae

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

-    Neisseria gonorrhoeae là một loại song cầu gram âm sống trong tế bào.
-    Nhiễm N. gonorrhoeae dẫn tới viêm vùng chậu với nguy cơ gây hiếm muộn - vô sinh do bởi sự hình thành viêm dính vùng chậu, tổn thương tai vòi và tai vòi ứ nước.
-    Sau 3-5 ngày ủ bệnh, các triệu chứng nhiễm lậu cầu sẽ biểu hiện.
-    Tuy nhiên, nhiễm không triệu chứng thường gặp hơn, ở cả nam và nữ:
+ Ở nam giới, có biểu hiện viêm niệu đạo với tiểu mủ. Triệu chứng điển hình được mô tả là triệu chứng giọt mủ buổi sáng ở đầu niệu đạo.
+ Ở phụ nữ, các triệu chứng thường nhẹ và dễ bỏ qua bao gồm chảy dịch mủ từ niệu đạo, tuyến Skene, cổ tử cung, âm đạo và hậu môn. Huyết trắng vàng xanh chảy ra từ cổ tử cung là dấu hiệu gợi ý viêm cổ tử cung do lậu cầu hoặc Chlamydia trachomatis. Nhiễm trùng tuyến Bartholin có thể dẫn tới áp-xe, nhiễm trùng tái phát hoặc nang tuyến Bartholin. Nhiễm lậu hầu họng đa số không triệu chứng và thường gặp ở một số đối tượng có hành vi tình dục qua đường miệng.
    Điều trị
-    Điều trị tích cực cho các người bệnh bị nghi ngờ hoặc xác định nhiễm lậu cầu để ngăn những hậu quả sau đó.
-    Do có sự bùng phát các N. gonorrhoeae kháng Quinolone nên kháng sinh này không
được sử dụng.
-    Do khả năng cùng nhiễm Chlamydia, các người bệnh nên điều trị Chlamydia, trừ khi
Chlamydia được loại bởi xét nghiệm NAAT.
-    Khuyến cáo điều trị tiêm bắp ceftriaxone kết hợp doxycycline hoặc azithromycine.
-    Phác đồ khuyến cáo cho nhiễm lậu cầu tại cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng không biến chứng
Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp 1 liều duy nhất
Kết hợp Azithromycin 1g uống 1 liều duy nhất
-    Nếu không thể dùng ceftriaxone:    Phác đồ thay thế cho nhiễm lậu cầu tại cổ tử cung, niệu đạo và trực tràng không biến chứng không thể dùng ceftriaxone :
Cefixime 400 mg uống 1 liều duy nhất
Kết hợp Azithromycin 1 g uống 1 liều duy nhất
 
-    Phác đồ khuyến cáo cho nhiễm lậu cầu hầu-họng không biến chứng
Ceftriaxone 250 mg tiêm bắp 1 liều duy nhất
Kết hợp Azithromycin 1g uống 1 liều duy nhất
-    Để giảm lan truyền bệnh, người đang điều trị nhiễm lậu không giao hợp trong vòng 7
ngày sau điều trị và hết các triệu chứng nếu có.
-    Người bệnh nhiễm lậu dùng phác đồ thay thế nên xét nghiệm kiểm tra lại sau 14 ngày. Các người bệnh nhiễm lậu nên xét nghiệm kiểm tra lại 3 tháng sau. Nếu kết quả âm tính nên kiểm tra lại 12 tháng sau.
-    Các người bệnh nhận điều trị lậu nên kiểm tra HIV, Chlamydia và giang mai.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Mục tiêu
  • Đại cương
  • Khuẩn hệ âm đạo bình thường
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Viêm âm đạo do nấm candida sp
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
  • Bệnh giang mai
  • Nhiễm chlamydia trachomatis
  • Nhiễm Neisseria gonorrhoeae
  • Viêm vùng chậu
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TRUYỀN MÁU VÀ CÁC DỊCH THAY THẾ TRONG SẢN PHỤ KHOA CÙNG VỚI VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG SẢN KHOA

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các bệnh hiếm gặp ở trẻ em

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặt vấn đề

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nhồi máu cơ tim cấp thành dưới ST chênh lên (ECG Ví dụ 1)
    Đau đầu cũ
    30 Unpivot dữ liệu trong Google Sheets bằng hàm Google Apps Script
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space