TÌNH HUỐNG
Bệnh nhân nam 79 tuổi đến tái khám vì lý do khó thở liên tục. Bệnh nhân này đã được theo dõi và chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bởi bệnh viện tuyến quận từ nhiều năm nay. Định kỳ mỗi tháng, bệnh nhân đến tái khám tại phòng khám ngoại trú để lấy thuốc uống và thuốc xịt (Ventoline (salbutamol) và Seretide (salmeterol + fluticasone propionate)
Tuy nhiên, trong khoảng 2 tuần nay, bệnh nhân thấy khó thở tăng nhiều hơn, hầu như không bớt khó thở với thuốc Ventoline thường dùng. Bệnh nhân cũng cho biết rằng ăn uống kém, mệt nhiều, không sốt, không sụt cân, không ho khạt đờm, lên 2-3 cơn khó thở ban đêm trong tuần vừa qua.
Được biết bệnh nhân đang sống với người con gái duy nhất (độc thân, làm công nhân và thường xuyên vắng nhà). Bệnh nhân thường phải tự lo cơm nước, kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào thu nhập của con gái và tiền trợ cấp của địa phương. Lần khám này, bệnh nhân đi xe bus đến khám (bình thường bệnh nhân đạp xe một mình đi khám bệnh, nhà cách nơi khám 6 km, tại TP HCM). Bệnh nhân đã ngưng hút thuốc lá từ 30 năm qua.
Qua thăm khám có ghi nhận tổng trạng kém (BMI=18,7), da niêm nhợt, vẻ mặt mệt mỏi. Bệnh nhân nói chuyện rõ ràng, có thở chu môi nhẹ, mạch 90 l/phút, SpO2=94-95%, thở co kéo nhẹ cơ lồng ngực. Các thông tin về sinh hiệu khác nằm trong giới hạn bình thường.
Bối cảnh buổi khám bệnh: anh chị đang trực tại phòng khám – khoa khám của bệnh viện
Câu hỏi:
- Theo anh/chị, bệnh nhân này có những thông tin gì được xem là gợi ý bệnh nặng cho lần khám này? (5đ)
- Giả định bệnh nhân được điều trị ngoại trú, anh chị sẽ định can thiệp gì để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân? (5đ)
|