Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 2

(Tham khảo chính: tình huống )

Câu 1: Những thông tin được xem là gợi ý bệnh nặng cho lần khám này.

- Bệnh nhân lớn tuổi, COPD đã lâu, đang dùng thuốc thuốc uống và thuốc xịt (Ventoline (salbutamon) và Seretide (salmeterol + fluticasone propionate).

- thấy khó thở tăng nhiều hơn, hầu như không bớt khó thở với thuốc Ventoline thường dùng; khó thở liên tục, lên 2-3 cơn khó thở ban đêm trong tuần vừa qua.

-Tổng trạng kém, gầy, da niêm nhợt, vẻ mặt mệt mỏi, thở co kéo nhẹ cơ lồng ngực.

-Ăn uống kém, mệt nhiều.

-Khả năng tự chăm sóc và sự hổ trợ của gia đình kém.

(Phải tự lo cơm nước, kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào thu nhập của con gái và tiền trợ cấp của địa phương. Đi xe bus đến khám bệnh, những lần trước đạp xe một mình đi khám bệnh, nhà cách nơi khám 6 km).

Câu 2: Giả định bệnh nhân được điều trị ngoại trú, can thiệp để cải thiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

1. Các xét nghiệm: Đánh giá tình trạng bệnh, nhiễm trùng.

- Công thức máu.

- Hô hấp ký.

- Xquang phổi thẳng.

- ECG, siêu âm tim.

2. Điều trị

- Sinh học:

+ Dãn phế quản: Tùy theo đáp ứng của bệnh nhân lựa chọn thuốc kháng cholinnergic tác dụng ngắn, đồng vận beta 2 tác dụng ngắn, kháng cholinnergic tác dụng dài, đồng vận beta 2 tác dụng dài, thyophylline.

+ Kháng viêm: Sử dụng Corticoid dạng uống thời gian ngắn 3 - 7 ngày. Sau đó chuyển sang dạng hít.

+ Kháng sinh: Hiện tại không dùng kháng sinh. Theo dỏi tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm. Cân nhắc dùng kháng sinh dự phòng.

+ Oxy liệu pháp: Chưa cần oxy hổ trợ. Tập hít thở sâu, đúng cách, hít thở không khí trong lành.

+ Nâng thể trạng: Ferrovit, Vitamin AD, Canxi, Multivitamin.

+ Dinh dưỡng đầy đủ, hợp vệ sinh.

- Tâm lý:

+ Tư vấn về bệnh COPD, các yếu tố làm bệnh nặng như tránh khói thuốc lá

+ Tư vấn sử dụng thuốc, kỹ thuật hít thuốc đúng cách. 

+ Tập thể dục, đi bộ.

+ Tránh lạnh, khói thuốc lá, bụi.

- Gia đình và xã hội:

+ Chăm sóc bệnh nhân nếu gia đình neo đơn cần báo cho địa phương nhờ Hội người cao tuổi hoặc đoàn thanh niên giúp đở hổ trợ khi đi khám bệnh hoặc những sinh hoạt trong gia đình.

+ Nhờ chính quyền địa phương xét trợ cấp cho bệnh nhân.

+ Giải thích con gái và gia đình bệnh COPD, các yếu tố làm bệnh nặng.

+ Dấu hiệu cần nhập viện ngay: khó thở , nặng ngực, co kéo các cơ hô hấp, vã mồi hôi…

 + Tư vấn về cuộc sống và sinh hoạt, tham gia hoạt động giống như những người khác, không nên hoạt động gắng sức.

3. Phòng bệnh:

- Sinh học:

+ Tập thể dục, đi bộ, tập hít thở sâu, đúng cách, hít thở không khí trong lành.

+ Tránh yếu tố nguy cơ:  Lạnh, khói thuốc lá, bụi nhà, nhiễm khuẩn hô hấp.

+ Sử dụng dãn phế quản, kháng viêm dự phòng đúng cách.

+ Tiêm ngừa cúm.

+ Tái khám theo hẹn hoặc bệnh trở nặng.

- Tâm lý:

+ Tinh thần thoải mái, vui vẻ.

+ Tuyên truyền sự nguy hiểm của bệnh cho tất cả mọi người để họ có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân.

- Gia đình và xã hội:

+ Tránh thuốc lá chủ động, thụ động.

+ Phòng chống các bệnh đường hô hấp.

+ Môi trường sống tốt: Vệ sinh môi trường, tránh khói bụi …

+ Trợ cấp xã hội.

+ Gia đình quan tâm chăm sóc bệnh nhân.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Minh họa cách tiếp cận thông qua các tình huống lâm sàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Mục tiêu

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    7. Thăm khám lâm sàng cần đi tìm những dấu hiệu nào?

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    đào tạo
    Block nhĩ thất 2:1
    câu hỏi
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space