Bài làm
1-Tổng hợp VĐSK bệnh nhân : bệnh nhân nữ 24 tuổi
a-Lý do khám bệnh: Đau đầu từ > 6 năm nay.
b-Bệnh sử và triệu chứng cơ năng:
-Đau ½ đầu (P) 6 năm nay tái đi tái lại, trung bình 3-4 cơn/tháng.
-Từ vài tháng nay kèm cảm thấy mệt ngực, khó chịu, ngộp nơi đông người,
-Mất ngủ (gần đây).
-Từ 5-6 ngày nay đau cả đầu, âm ỉ, tăng dần, tự uống thuốc không cải thiện
-Hiện tại, đau dữ dội, đặc biệt là vùng trán, đỉnh, rất dễ cáu bẳn, khó chịu.
-Không có tiền sử bệnh lý khác.
c-Tâm lý lo lắng:
-Căng thẳng trong công việc liên tục từ nhiều năm nay.
-Lo lắng về bệnh: bệnh từ nhiều năm, đã đi chẩn đoán và điều trị nhiều nơi, có nhiều định bệnh và điều trị khác nhau, diễn biến bệnh gần đây tăng nặng hơn.
-Lo lắng kinh tế gia đình:
oLà con một trong gia đình, là 1 trong 2 người tạo thu nhập trong gia đình có 3 người phụ thuộc (cha, me ruộc và con 18 tháng).
oĐang dự định thay đổi torng công việc (nghỉ ở nhà lo cho gia đình), nhưng kinh tế gia đình không ổn định, mà chi tiêu thường xuyên trong gia đình thì cao (link với mục “xã hội”).
-Lo lắng trong việc chăm sóc bệnh cho mẹ bị di chứng TBMMN.
d-Xã hội:
-Công việc đòi hỏi hoạt động trí óc và tính toán, áp lực công việc nhiều (kế toán).
-Chi tiêu trong gia đình nhiều: nhà ở khu cao cấp, con nhỏ tuổi 18 tháng, chi phí bệnh tật nhiều và thường xuyên cho 2 người (mẹ ruột và mẹ chồng), chi phí cho người giúp việc.
-Chồng bận đi làm, không thể phụ giúp cô việc nhà.
-Giao tiếp xã hội ít.
e-Khám thực thể:
-Không sốt, không có triệu chứng bất thường khác.
-Thăm khám không phát hiện tổn thương thực thể nào.
-CT não: bình thường, Điện não: có thiểu năng tuần hoàn não.
2-Hãy lên kế hoạch giải quyết các vấn đề của bệnh nhân, từ đó phân tích các nguyên lý YHGĐ thể hiện trong trường hợp này.
a-Kế hoạch giải quyết các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân:
Xác định: BN không có dấu hiệu bệnh lý thực thể hoặc nặng hoăc nguy hiểm, bệnh hiện tại là do rối loạn một số chức năng cơ năng với vòng xoắn bệnh lí:
Tâm lý lo lắng (bản thân, gia đình, xã hội…) Đau đầu (kèm mệt ngực, khó chịu…) Mất ngủ Tâm lý lo lắng hơn.
Cắt đứt vòng xoắn bệnh lí từ 3 yêu tố này sẽ giải quyết được các vấn đề sức khỏe của BN
(1) Đau đầu – mất ngủ: Có thể cân nhắc sử dụng liều khởi đầu thăm dò thuốc điều trị “rối loạn lo âu” trên BN này. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để dùng thuốc và kiểm soát khả năng gây nghiện của thuốc.
(2) Tâm lý lo lắng: Chia sẻ, cảm thông, tương tác giao tiêp tốt với BN sẽ giúp BN tự mình vượt qua các vấn đề khó khăn riêng tư này. Gửi chuyên khoa tâm lý, nếu cần (tùy theo diễn biến bệnh)
Qua trường hợp bệnh này có thể thấy rõ các nguyên lý YHGĐ:
-Bệnh sử diễn tiến từ lâu, bệnh nhân cũng đã đi khám và điều trị nhiều nơi bệnh nhân không được điều trị ban đầu phù hợp Bác sĩ gia đình nên bắt đầu lại từ khai thác bệnh sử chu đáo và thiết lập lại bệnh án với những thông tin ban đầu, đầy đủ toàn diện và giúp theo dõi liên tục sau này.
-Vấn đề sức khỏe của bệnh nhân không chỉ đơn thuần là bệnh lý y khoa sinh học mà chịu tác động bởi nhiều yếu tố gia đình, xã hội. Cần có một tiếp cận toàn diện sinh học, tâm lý, xã hội.
-Cần giải thích với bệnh nhân: bệnh không có dấu hiệu của bệnh lý nặng, nhưng tiên liệu cần một quá trình điều trị lâu dài với sự tương tác và hợp tác tốt giữa bệnh nhân và bác sĩ, không thể cho toa thuốc về là mong có thể điều trị khỏi.
-Đau đầu sau khi đã loại trừ những bệnh lý thực thể, thường là một vấn đề chủ yếu về tâm lý cần sự phối hợp của chuyên gia tâm lý thì mới có chiến lược điều trị hiệu quả và hợp lý.
-Hướng phòng bệnh: nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tiến triển bệnh nặng hơn, gây trầm cảm, bế tắc và ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình. Khuyên bệnh nhân ngoài điều trị thuốc và tâm lý, cần cố gắng dành thời gian cho các hoạt động tăng cường sức khỏe và giúp cân bằng tinh thần như yoga, thể dục, giải trí. Ngoài ra, việc giữ chế độ sinh hoạt ăn uống và đặc biệt là giấc ngủ đủ và sâu sẽ hỗ trợ điều trị, giúp mau khỏi bệnh, tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng sống.
-Hướng gia đình: bác sĩ gia đình điều trị bệnh nhân không chỉ nhìn vấn đề sức khỏe của bệnh nhân một cách toàn diện, liên tục mà còn cần đặt vấn đề sức khỏe của bệnh nhân trong bối cảnh và điều kiện sống của gia đình.
-Hướng cộng đồng: các vấn đề sức khỏe tâm thần (lo âu, trầm cảm,...) là những vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng trong những gia đình, cộng đồng có những thay đổi nhanh về kinh tế, văn hóa xã hội, bởi tình trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa- hiện đại hóa, toàn cầu hóa,... Đó là lý do từ 2012, chương trình Sức khỏe tâm thần là một trong 5 chương trình y tế quốc gia về Quản lý và phòng ngừa bệnh không lây của Việt Nam (gồm phòng chống bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phỏi mạn tính, ung thư và sức khỏe tâm thần). Áp lực công việc, sự thay đổi thói quen lối sống, bất ổn về kinh tế, giảm thời gian và không gian cho vui chơi giải trí, thể dục, hoặc giãm thời gian dành cho những hoạt động về tinh thần... là những yếu tố thúc đẩy nên vấn đề sức khỏe này trong cộng đồng. Nếu bác sĩ gia đình chỉ lo chăm sóc tốt và toàn diện cho bệnh nhân của mình thì cũng không thể hướng cộng đồng được. Bác sĩ gia đình cần nhìn thấy những vấn đề này của cộng đồng, để tham gia tích cực trong ngành y tế và phối hợp liên ngành, hướng tới mục tiêu phòng ngừa, giảm tỷ lệ mắc mới và hiện mắc, giảm biến chứng và tử vong do vấn đề sức khỏe tâm thần này trong cộng đồng, thì mới gọi là hướng cộng đồng. Đặc biệt, một trong những yếu tố xã hội ảnh hưởng quan trọng đến chăm sóc sức khỏe của người dân (cá nhân, gia đình và xã hội) là hệ thống y tế. Cần xây dựng mạng lưới bác sĩ gia đình đủ rộng (về số lượng) và gắn kết tốt với hệ thống y tế chuyên sâu, phối hợp với hệ thống bảo hiểm y tế thì mạng lưới bác sĩ gia đình mới có thể giữ vai trò là nơi tiếp cận ban đầu, giảm tải và phục vụ sức khỏe cộng đồng hiệu quả.
|