Bài làm
Bài luận tình huống lâm sàng Đau đầu
Tóm tắt
Nữ, 24t, có chồng hay xa nhà, con trai 18 tháng tuổi và mẹ chồng bệnh ĐTĐ,hiện là kế toán viên ở một công ty chứng khoán đang cắt giảm nhân lực do làm ăn thua lỗ. Gần đây mất ngủ, 5-6 ngày nay đau cả đầu âm ỉ, tăng dần, không cải thiện với thuốc thường dùng
Khám bệnh vì lý do: Đau đầu dữ dội, nhiều ở vùng trán đỉnh. Khám thực thể (-)
Tiền căn
-Đau ½ đầu P hay tái phát ( cách 6 năm)+ rối loạn thần kinh thực vật tuổi vị thành niên, đã khám – điều trị nhiều BS, nhiều chẩn đoán khác nhau với XN: CT não bình thường, EEG- Thiểu năng tuần hoàn não làm người bệnh lo lắng
-Uống thuốc nhiều đợt, thỉnh thoảng vẫn tái phát, trung bình 2-3 cơn/tháng.
-Vài tháng nay mệt,ngộp, khó chịu nơi đông người, dễ cáu gắt
Vấn đề sức khỏe:
Sinh học: Đau đầu tâm lý nguyên phát + rối loạn thần kinh thực vật
Tâm lý: Lo lắng vì áp lực công việc và mệt mỏi vì phải gánh vác công việc gia đình ( chăm sóc con trai 18 tháng và mẹ chồng bị bệnh đái tháo đường chưa được điều trị tốt do không được chăm sóc y tế tại nhà)
Gia đình- xã hội: Chồng người bệnh ( có thu nhập cao nhưng không ổn định lại thường xa nhà) không thể hỗ trợ và chia sẻ với vợ.
Cha mẹ người bệnh không thể giúp đỡ vì sống ở quê.
Yếu tố nguy cơ: Lo âu, rối loạn giấc ngủ, do tính chất công việc: làm việc máy tính lâu, tư thế căng đầu và cổ.
Kế hoạch chăm sóc điều trị
-Sinh học: - Không dùng thuốc
+ Theo dõi cơn đau đầu: Đề nghị người bệnh lập nhật ký cơn đau, ghi các chi tiết: Khi bắt đầu cơn đau, đang làm gì, đã ăn gì, đêm trước ngủ như thế nào, có stress không, bao lâu có cơn đau đầu tiên, điều gì giải quyết cơn đau . Để có thể định dạng được cơn đau đầu và thực hiện các bước ngăn ngừa cơn đau đầu
+ Khuyên người bệnh tắm nước ấm, dùng túi nước ấm chườm lên vùng đầu cổ bị đau
+ Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, kê gối cao vừa đủ để tư thế đầu được thoải mái khi ngủ
+ Tập thể dục 20-40 phút x 3 lần/tuần
+ Uống nhiều nước, ăn đủ bữa
+ Với tính chất đau đầu dữ dội lần này dù các dấu chứng thực thể đều âm tính nhưng cần theo dõi diễn tiến cơn đau, nếu có tính chất dữ dội mức độ đau khác hơn thường ngày, đột ngột, không đáp ứng với thuốc giảm đau kèm theo xây xẩm, tê yếu chi, tái khám ngày và thực hiệc kiểm tra bằng chẩn đoán hình ảnh CT não.
-Dùng thuốc
+ Điều trị triệu chứng với thuốc giảm đau người bệnh đang dùng , có thể điều chỉnh tăng liều
-Tâm lý
Trên bệnh nhân này liệu pháp tâm lý là điều trị chính, cùng người bệnh xây dựng kế hoạch loại bỏ các yếu tố nguy cơ sau khi cung cấp thông tin:
-Các yếu tố cảm xúc, stress, căng thẳng tinh thần có thể gây ra cơn đau đầu
-Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy stress tâm lý làm khởi phát cơn đau đầu và liệu pháp tâm lý thư giãn giúp dịu cơn đau
-Lo âu làm giảm khả năng chịu đau của người bệnh
Hậu quả : Trong cơn đau : Cáu gắt, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, làm rối loạn giấc ngủ, sụt cân
Gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, hiệu suất công việc, giảm khả năng tập trung đặc biệt với tính chất công việc của người bệnh
Đưa các giải pháp để người bệnh chọn lựa:
-Xin nghỉ việc, để có thời gian chăm sóc bản thân và gia đình (con và mẹ chồng).
-Xin nghỉ phép một thời gian ( nếu có thể) để có thể thư giãn, cùng chồng lên kế hoạch sắp xếp công việc gia đình và chăm sóc cho mẹ và con. Liệt kê những công việc không thể thực hiện tốt bởi người giúp việc như: chăm sóc và chơi với con, đưa con đi tiêm chủng hoặc khám sức khỏe để trẻ phát triển tốt thể chất và tinh thần
Giới thiệu người bệnh tìm đến các cơ sở y tế có dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà để chăm sóc và điều trị đúng bệnh tiểu đường cho mẹ chồng
-Dành thời gian tập YOGA hay thiền để có trạng thái nghỉ ngơi , thư giãn về chể chất và tinh thần
Nếu cần thiết có thể yêu cầu sự hỗ trợ chuyên môn của Bác sĩ chuyên khoa tâm lý
Hạn định thời gian cùng người bệnh đánh giá kết quả điều trị
+ Gia đình- xã hội:
-Vận động chồng người bệnh dành nhiều thời gian quan tâm chia sẻ , khích lệ người bệnh bằng tinh thần và hành động cụ thể, ví dụ liệt kê những công việc trong gia đình có thể làm được khi ở nhà như: chơi đùa với con, chăm lo cho mẹ …
-Tư vấn cho 2 vợ chồng tìm hiểu và nắm bắt tâm lý của mẹ chồng, động viên bà tự chăm sóc sức khỏe bản thân, điều trị tốt bệnh đái tháo đường của mình,nếu có sức khỏe bà cũng góp phần xây dựng gia đình mà mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm và chia sẻ
-Liên hệ hội phụ nữ địa phương tạo điều kiện chia sẻ , giúp đỡ, gặp gỡ giao lưu với những phụ nữ đồng cảnh ngộ để học tập rút kinh nghiệm sắp xếp việc nhà và chăm sóc bản thân.
-Liên hệ hội người cao tuổi hoặc hội người bệnh ĐTĐ giao lưu chia sẻ với mẹ chồng người bệnh về cách tự chăm sóc nâng cao sức khỏe , nâng cao chất lượng cuộc sống
Với kế hoạch điều trị trên có thể thực hiện tốt 6 nguyên lý của Y học gia đình:
Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Bảo đảm con trai 18 tháng tuổi được chăm sóc tốt bởi cha mẹ, muốn vậy sức khỏe về thể chất và tinh thần của người mẹ phải được đảm bảo để lo cho con mình
Tổng quát và toàn diện: Tất cả các vấn đề sức khỏe của người bệnh cần được quan tâm từ sinh học- tâm lý- gia đình và xã hội
Chăm sóc liên tục: Vấn đề điều trị và theo dõi người bệnh cần thực hiện liên tục , có đánh giá hiệu quả điều trị, chất lượng cuộc sống của người bệnh
Chăm sóc phối hợp: Qua việc phối hợp với BS chuyên khoa tâm lý và cơ sở dịch vụ chăm sóc y tế tại nhà ( BS, điều dưỡng, hộ lý… )
Hướng phòng bệnh: Đối với người bệnh, nếu được điều trị có thể ngăn ngừa khả năng mắc bệnh trầm cảm, nhân cách mất thăng bằng cảm xúc và tính tính, khó hòa nhập xã hội …
Đối với con trai 18 tháng tuổi được chăm sóc theo dõi tốt sẽ có sự phát triển tốt về thể chất và tinh thần
Hướng cộng đồng:Vận động nguồn lực từ cộng đồng như hội phụ nữ, hội người cao tuổi hay hội người ĐTĐ tham gia kế hoạch điều tri đạt hiệu quả
Hướng gia đình: Không chỉ quan tâm đến vấn đề sức khỏe của người bệnh mà cả sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Giáo dục mỗi thành viên trong gia đình có ý thức chăm sóc sức khỏe bản thân và quan tâm chia sẻ ,chăm sóc sức khỏe các thành viên khác xây dựng gia đình hạnh phúc.
|