Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Lông tóc phát triển quá mức

(Tham khảo chính: ICPC )

Chứng rậm lông có thể do rối loạn chức năng nội tiết dẫn đến tăng tiết androgen gây rậm lông hoặc do những bệnh phối hợp khác. Chính vì lý do này, chứng rậm lông có thể phân làm 2 nhóm chính : rậm lông phụ thuộc androgen (chỉ gây vấn đề đối với phụ nữ, nam giới thường không quan tâm với vấn đề rậm lông do androgen), và rậm lông không phụ thuộc androgen (là bệnh có thể gặp ở cả 2 giới).

Tuy phân nhóm có thể đánh giá ngay trên lâm sàng, việc khảo sát tìm nguyên nhân không đơn giản. Phần lớn nguyên nhân mang tính chất nội tiết và thuốc. Do vậy, việc đánh giá cần sử dụng nhiều xét nghiệm định lượng hormon phức tạp, mang tính chuyên khoa sâu. Một số tình huống chuyên biệt giúp gợi ý nguyên nhân rối loạn nội tiết :

  • Trễ kinh, rong kinh, thiểu kinh, mất kinh thứ phát.
  • Có biểu hiện lâm sàng của bệnh hormon như cường giáp, cường tuyến yên, cường tuyến thượng thận, cường aldosteron,
  • Bệnh lý nang buồng trứng
  • Chậm phát triển, chậm dậy thì...

Mục đích phát hiện tình trạng bệnh là để loại trừ các bệnh lý nền gây rậm lông thứ phát mà các nguyên nhân nội tiết là ví dụ. Một số xét nghiệm nội tiết tố hoặc gởi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết có thể giúp xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh là giới nữ, thông tin về chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể giúp loại trừ nguyên nhân bệnh lý nội tiết trong đa số trường hợp, đồng thời hạn chế các xét nghiệm khảo sát không cần thiết. Đối với nhóm rậm lông nguyên phát chiếm tỷ lệ đa số, xét nghiệm testosteron máu không giúp gì nhiều vì thông thường kết quả về nằm trong giới hạn cho phép.

Ngược lại, khi người phụ nữ có rậm lông kèm theo các biểu hiện như mất kinh, thiểu kinh, chu kỳ kinh không đều thì đây có thể là dấu hiệu gợi ý của cường androgen. Trong trường hợp này, các xét nghiệm nội tiết tố như testosteron tự do, FSH, LH, siêu âm buồng trứng – tuyến thượng thận nên được chỉ định để tìm nguyên nhân.

Việc điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân và can thiệp cải thiện thẩm mỹ loại bỏ lông:  cao lông, tẩy lông..

Chứng rậm lông phụ thuộc androgen

Lớp lông tơ nhỏ bao phủ toàn thân, dưới tác dụng của androgen, sẽ trở biến đổi thành lông thô. Nguyên nhân của rậm lông có thể phân thành các nhóm chính (xem thêm bảng phía dưới).

Đối với nam giới, rậm lông thường được xem là một biểu hiện của nam tính. Do vậy, nam giới ít khi quan tâm hoặc đi khám bệnh vì lý do rậm lông (họ thường chỉ đi khám vì rụng tóc hơn). Ngược lại, đối với phụ nữ, lông rậm rõ ràng là một vấn đề thẩm mỹ quan trọng, nhất là khi lông phát triển nhiều ở vùng mặt, quanh núm vú, vùng ngực và bụng. Do vậy, phụ nữ thường đến khám rất sớm.

Các nguyên nhân rậm lông phụ thuộc androgen

Tuyến thượng thận

Hội chứng Cushing, các khối u nam tính hóa, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh

Tuyến yên

Bệnh to đầu chi

Buồng trứng

Buồng trứng đa nang, các khối u nam tính hóa, loạn phát tuyến sinh dục, hội chứng Turner

Do thuốc

Do các thuốc có androgen

Tự phát

Tăng độ nhậy cảm với hormon androgen. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất

Chứng rậm lông không phụ thuộc androgen

Tình trạng rậm lông không phụ thuộc androgen có thể do bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải. Bệnh xuất hiện đồng đều ở cả hai giới. Đối với các dạng bẩm sinh, chứng rậm lông có thể kết hợp cùng tình trạng nơvi da, tăng sắt tố melanin da, ... Nguyên nhân mắc phải thường gặp nhất là do thuốc (diazoxid, diphenyl hydrantoin, penicillamin, prosalen) hoặc do các bệnh rối loạn nội tiết. Nếu nguyên nhân rậm lông do thuốc, việc ngưng sử dụng thuốc có thể làm giảm tình trạng rậm lông mắc phải này.

  • Tình huống 1
  • Tình huống 2
  • Mụn trứng cá là gì
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá ?
  • Đặc điểm lâm sàng của mụn trứng cá
  • Các biến thể của mụn trứng cá
  • Các điều trị đối với mụn trứng cá
  • Việc điều trị bằng isotretinoin uống
  • Rụng tóc ở đầu là gì
  • Các nguyên nhân rụng tóc ở da đầu
  • Lông tóc phát triển quá mức
  • Các rối loạn của tuyến mồ hôi
  • Tham khảo
  • Cấu trúc giải phẫu của da
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nang đơn thận

    3931/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau cột sống – Thần kinh tọa - Đau rễ thần kinh - L86

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân gây điện giật

    Nguyễn Thị Thuỳ Dung.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block nhĩ thất độ I
    Cách thức hoạt động của phần mềm
    Triệu chứng lâm sàng
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space