Trong giai đoạn sớm, mụn trứng cá có thể phát triển các nhân mụn nhẹ và biểu hiện ra ngoài bằng 2 hình thức : mụn đầu đóng (màu trắng - vàng) mà mụn đầu hở (màu đen do chất bã bị oxy hóa biến thành màu đen). Các nhân mụn này tích lũy dần gây viêm tại chổ (sẩn da) và có thể hình thành mụn mủ.
Vùng da bị mụn thường tập trung ở trán, mũi, má, nếp mũi. Trong một số trường hợp nặng, toàn bộ da vùng mặt có thể bị mụn nặng và có áp xe dưới da, chỉ chừa ra vùng da xung quanh hố mắt. Ngoài vùng mặt, phần da ngực và lưng cũng có thể bị mụn trứng cá.
Chẩn đoán của bệnh chứng cá thường đơn giản. Bệnh nhân thường tự đánh giá được bệnh ngay trước khi đến gặp bác sĩ – nhân viên y tế. Chẩn đoán phân biệt có thể có của bệnh trứng cá là: viêm tuyến mồ hôi, viêm nang lông miễn dịch, chàm da cơ địa, viêm da nông. Một số yếu tố gợi ý về bệnh trứng cá: có nhân mụn, nằm tại vị trí nang lông, xuất hiện bệnh nặng tại vùng da có tiết bả nhờn (mặt, ngực, lưng), độ tuổi có liên quan đến tình trạng nội tiết tố trong giai đoạn dậy thì.
Một số nguyên nhân chuyên biệt có thể làm nặng tình trạng bệnh mụn trứng cá. Chú ý những trường hợp bệnh nhân có mụn trứng cá nằm ngoài khoảng tuổi dịch tể của bệnh vì đây có thể là do nguyên nhân thứ phát cần điều trị chuyên biệt. Các thuốc chống lao, thuốc chống động kinh, không những làm nặng thêm tình trạng bệnh trứng cá đã có, mà còn gây phát ban dạng trứng cá.
|