- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN VI RÚT B/HIV
1.1. Sàng lọc nhiễm HBV ở người nhiễm HIV
Xét nghiệm HBsAg cho tất cả người nhiễm HIV.
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho các trường hợp HBsAg âm tính.
Định lượng anti - HBs nếu có điều kiện trước khi tiêm phòng vắc xin. Trường hợp anti - HBs đạt trên 100 U/ml, không cần phải tiêm phòng vắc xin viêm gan B.
1.2. Chẩn đoán viêm gan vi rút B mạn tính trên người bệnh HIV
Chẩn đoán nhiễm HBV mạn tính:
- HBsAg dương tính và anti - HBc IgM âm tính
- Chẩn đoán bùng phát viêm gan vi rút B khi đang điều trị ARV: bùng phát viêm gan vi rút B trên người bệnh điều trị ARV xảy ra trong vài tháng đầu điều trị ARV, có thể là hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, hoặc do ngừng các thuốc ARV có tác dụng điều trị viêm gan vi rút B (3TC, TDF)
1.3. Điều trị viêm gan vi rút B mạn tính trên người bệnh HIV
Các trường hợp đồng nhiễm HBV/HIV được điều trị thuốc kháng HIV (ARV) bằng phác đồ ARV ưu tiên bậc một vừa có tác dụng điều trị ARV vừa có tác dụng điều trị viêm gan vi rút B:
TDF + 3TC (hoặc FTC) + DTG (hoặc EFV)
Theo dõi điều trị viêm gan vi rút B theo và xử trí theo tình huống theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút B
Lưu ý:
Người bệnh đồng nhiễm HBV/HIV không nên tự ngưng thuốc ARV có tác dụng viêm gan B đang điều trị để tránh bùng phát viêm gan B. Khi chuyển phác đồ bậc 2 cho người bệnh đồng nhiễm HBV/HIV thì vẫn giữ các thuốc đang điều trị có tác dụng với viêm gan vi rút B như TDF, 3TC.
Thay thế TDF bằng TAF nếu người bệnh có suy thận mức lọc cầu thận dưới 50 ml/phút.
- CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH ĐỒNG NHIỄM VIÊM GAN VI RÚT C/HIV
2.1. Sàng lọc nhiễm HCV ở người nhiễm HIV
XN anti - HCV cho tất cả người nhiễm HIV. Có thể XN lại một năm 1 lần nếu XN anti - HCV âm tính trước đó và người bệnh có nguy cơ nhiễm HCV.
2.2. Chẩn đoán viêm gan vi rút C mạn tính trên người bệnh HIV
Anti-HCV dương tính và HCV RNA hoặc kháng nguyên lõi HCVAg dương tính. Không có triệu chứng viêm gan C cấp
2.3. Điều trị viêm gan vi rút C mạn tính trên người bệnh HIV
Chỉ định điều trị thuốc kháng vi rút viêm gan C cho tất cả các trường hợp viêm gan vi rút C mạn. Người bệnh đồng nhiễm HIV/HCV cần được ưu tiên điều trị viêm gan vi rút C mạn để giảm mắc và tử vong do bệnh gan giai đoạn cuối và ung thư gan. Sử dụng các thuốc kháng vi rút trực tiếp DAAs, ưu tiên lựa chọn các phác đồ tác dụng lên tất cả kiểu gen và không có tương tác thuốc với phác đồ ARV đang điều trị.
(Xem phụ lục 12. Tương tác giữa các thuốc DAAs điều trị viêm gan vi rút C và thuốc ARV và bảng 15. Lựa chọn phác đồ điều trị ARV và phác đồ DAAs trên người bệnh đồng nhiễm HIV/HCV)
Người bệnh chưa điều trị ARV:
CD4 > 500 tế bào/mm³: Điều trị viêm gan vi rút C trước. Thời gian điều trị kéo dài 12 tuần hoặc 24 tuần tùy thuộc tình trạng xơ gan. Bắt đầu điều trị ARV khi dung nạp điều trị viêm gan C hoặc khi kết thúc điều trị viêm gan C đặc biệt là trong trường hợp không có thuốc DAAs không tương tác vơi thuốc ARV.
CD4 từ 200 - 500 tế bào/mm³: Ưu tiên điều trị ARV. Sau khi dung nạp điều trị ARV bắt đầu điều trị viêm gan vi rút C, đặc biệt các trường hợp có xơ hóa gan từ F2 trở lên.
CD4 < 200 tế bào/mm³: Ưu tiên điều trị ARV trước cho đến khi CD4 > 200 tế bào/mm3 hoặc tải lượng HIV RNA dưới ngưỡng phát hiện. Sau khi dung nạp điều trị ARV bắt đầu điều trị viêm gan vi rút C, đặc biệt các trường hợp có xơ hóa gan từ F2 trở lên.
Người bệnh đang điều trị ARV:
Chỉ định điều trị viêm gan vi rút C mạn tính khi CD4 > 200 tế bào/mm3 hoặc tải lượng HIV RNA dưới ngưỡng phát hiện Sau khi dung nạp điều trị ARV, ưu tiên các trường hợp xơ hóa gan từ F2 trở lên.
Bảng 15. Lựa chọn phác đồ điều trị ARV và phác đồ DAAs trên người bệnh đồng nhiễm HIV/HCV
Phác đồ điều trị ARV
|
Lựa chọn phác đồ điều trị viêm gan vi rút C
|
Phác đồ
|
Kiểu gen
|
TDF + 3TC (FTC) + EFV (NVP)
|
DCV + SOF: Tăng liều DCV lên thành 90 mg
|
1,2,3,4,5,6
|
LDV + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của LDV. Không điều trị LDV cùng TDF nếu mức lọc cầu thận <60ml/min
|
1,4,5,6
|
TDF + 3TC(FTC) + DTG
|
DCV + SOF
|
1,2,3,4,5,6
|
VEL + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của VEL
|
Glecaprevir/ Pibrentasvir
|
LDV + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của LDV. Không điều trị LDV cùng TDF nếu mức lọc cầu thận <60ml/min
|
1,4,5,6
|
AZT* + 3TC + EFV (NVP)
|
LDV + SOF
|
1,4,5,6
|
DCV + SOF: Tăng liều DCV lên thành 90 mg
|
1,2,3,4,5,6
|
TDF + 3TC + LPV/r
|
DCV + SOF
|
1,2,3,4,5,6
|
VEL + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của VEL
|
LDV + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của LDV. Không điều trị LDV cùng TDF nếu mức lọc cầu thận <60ml/min
|
1,4,5,6
|
AZT * + 3TC + LPV/r
|
DCV + SOF
|
1,2,3,4,5,6
|
VEL + SOF
|
LDV + SOF
|
1,4,5,6
|
TDF + 3TC (FTC) + ATV
|
DCV + SOF: Giảm liều DCV xuống còn 30 mg
|
1,2,3,4,5,6
|
VEL + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của VEL
|
LDV + SOF: Theo dõi độc tính lên thận của LDV. Không điều trị LDV cùng TDF nếu mức lọc cầu thận <60ml/min
|
1,4,5,6
|
* Lưu ý: Không sử dụng ribavirin và AZT trên cùng người bệnh đồng nhiễm HCV/HIV
2.4. Theo dõi điều trị
- Đánh giá tuân thủ điều trị và hỗ trợ tuân thủ điều trị
- Theo dõi và xử trí bùng phát viêm gan B trên người bệnh HIV
- Theo dõi và xử trí tương tác thuốc DAAs với các thuốc ARV
- Theo dõi và xử trí tác dụng phụ của các thuốc ARV, thuốc DAAs, đặc biệt tác dụng phụ của TDF lên thận.
- Theo dõi biến chứng viêm gan vi rút B, C sàng lọc ung thư gan
- Theo dõi đáp ứng điều trị của viêm gan vi rút B bẳng tải lượng HBV-DNA và định lượng HBsAg
- Theo dõi đáp ứng điều trị của viêm gan vi rút C bằng tải lượng HCV-RNA
(Tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều tị viêm gan B, C của Bộ Y tế để có thêm chi tiết).
|