Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp

(Tham khảo chính: 5456/QĐ-BYT )

2.1. Điều trị dự phòng bằng co-trimoxazole

Điều trị dự phòng bằng co-trimoxazole (CTX hay tên gọi khác là trimethoprim- sulfamethoxazole, TMP-SMX ) có hiệu quả ngăn ngừa một số bệnh NTCH như viêm phổi do Pneumocystis jiroveci, bệnh do Toxoplasma và một số bệnh nhiễm khuẩn khác. Dự phòng CTX được khuyến cáo cho người lớn, phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ phơi nhiễm hoặc nhiễm HIV.

Bảng 15: Tiêu chuẩn bắt đầu và ngừng điều trị dự phòng bằng co-trimoxazol

Tuổi

Tiêu chuẩn bắt đầu

Tiêu chuẩn ngừng

Liều co-trimoxazole

Trẻ phơi nhiễm với HIV

Tất cả các trẻ, bắt đầu từ 4 - 6 tuần sau sinh

Cho đến khi hết nguy cơ lây truyền HIV hoặc trẻ được khẳng định không nhiễm HIV

Xem Phụ lục 10

Trẻ ≤ 5 tuổi nhiễm HIV

Tất cả các trẻ

Ngừng khi trẻ được 5 tuổi

Xem Phụ lục 9

Trẻ nhiễm HIV ≥ 5 tuổi

CD4 ≤ 350 tế bào/mm3 hoặc Giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4

- Lâm sàng ổn định (điều trị ARV ít nhất 12 tháng và không có biểu hiện của nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 2, 3, 4) và

- Tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml hoặc CD4 > 350 tế bào/mm3

Xem Phụ lục 9. Đối với trẻ có cân nặng > 30 kg, dùng 960 mg mỗi ngày

Người trưởng thành, phụ nữ mang thai, đang cho con bú nhiễm HIV

CD4 ≤ 350 tế bào/mm3 hoặc Giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4

Lâm sàng ổn định (điều trị ARV ít nhất 12 tháng và không có biểu hiện của nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng 2, 3, 4) và CD4 > 350 tế bào/mm3 hoặc tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml

Xem Phụ lục 9

Lưu ý:

- Trường hợp bắt đầu điều trị ARV, người bệnh ở giai đoạn lâm sàng 1 hoặc 2 mà chưa xét nghiệm được CD4 thì vẫn tiến hành điều trị dự phòng bằng co-trimoxazole.

- Ngừng ngay co-trimoxazole nếu người bệnh có hội chứng Stevens-Johnson, dị ứng thuốc mức độ 3 - 4, bệnh gan nặng, thiếu máu nặng, giảm nặng các dòng tế bào máu.

2.2. Dự phòng nấm Cryptococcus

Việc sàng lọc kháng nguyên Cryptococcus (CrAg) và điều tri dự phòng sớm bằng fluconazole giúp phòng ngừa tiến triển thành viêm màng não ở những người mang kháng nguyên Cryptococcus trong máu mà không có triệu chứng.

2.2.1. Sàng lọc kháng nguyên Cryptococcus

Việc sàng lọc kháng nguyên Cryptococcus (CrAg) nên được thực hiện ở tất cả người nhiễm HIV chưa điều trị ARV có CD4 < 100 tế bào/mm3.

2.2.2. Điều trị dự phòng nấm Cryptococcus

  1. Chỉ định

Chỉ định điều trị dự phòng fluconazole cho người nhiễm HIV có xét nghiệm kháng nguyên Cryptococcus (CrAg) dương tính sau khi đã loại trừ viêm màng não do nấm Cryptococcus bằng lâm sàng hoặc xét nghiệm.

  1. Phác đồ điều trị

Giai đoạn tấn công: fluconazole 800 - 900 mg/ngày (hoặc 12 mg/kg/ngày và không quá 800 mg/ngày cho trẻ em dưới 18 tuổi) trong 2 tuần

Giai đoạn củng cố: fluconazole 400 mg/ngày (hoặc 6 mg/kg/ngày và không quá 400 mg/ngày cho trẻ em dưới 18 tuổi) trong 8 tuần.

Giai đoạn duy trì: fluconazole 150-200 mg/ngày (hoặc 6 mg/kg/ngày và không quá 200 mg/ngày cho trẻ em dưới 18 tuổi).

Ngừng điều trị duy trì khi (1) người bệnh điều trị ARV ít nhất 1 năm, lâm sàng ổn định và có số CD4 ≥ 100 tế bào/mm³ và tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế hoặc (2) người bệnh điều trị ARV ít nhất 1 năm, lâm sàng ổn định và có số CD4 ≥ 200 tế bào/mm³. Không ngừng điều trị duy trì cho trẻ em dưới 2 tuổi. Đối với trẻ từ 2-5 tuổi ngừng điều trị duy trì khi trẻ ổn định và điều trị ARV cùng với thuốc kháng nấm duy trì ít nhất 1 năm và có tỉ lệ % CD4 > 25% hoặc số lượng CD4 > 750 tế bào/mm3.

2.2.3. Thời điểm điều trị ARV cho người bệnh có kháng nguyên Cryptococcus (CrAg) không triệu chứng

Ở người mang kháng nguyên Cryptococcus (CrAg) không triệu chứng, cần trì hoãn việc bắt đầu điều trị ARV 4 tuần tính từ khi bắt đầu điều trị dự phòng fluconazole để hạn chế sự xuất hiện hội chứng viêm phục hồi miễn dịch.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102215456_QĐ-BYT.docx.....(xem tiếp)

  • Tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV
  • Điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV)
  • Theo dõi đáp ứng điều trị ARV và chẩn đoán thất bại điều trị
  • Đánh giá và hỗ trợ tuân thủ điều trị
  • Theo dõi độc tính của thuốc ARV
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV
  • Dự phòng bệnh lao
  • Điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp
  • Tiêm chủng
  • Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp
  • Quản lý đồng nhiễm viêm gan/hiv
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    2.1. Các giai đoạn bệnh

    2099/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quy trình điều trị dày sừng ánh nắng bằng laser co2

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đặc điểm triệu chứng và vị trí đau lưng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    THEO DÕI MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG TẠI XÃ
    THEO DÕI CHUYỂN DẠ ĐẺ THƯỜNG VÀ THEO DÕI LIÊN TỤC CƠN CO TỬ CUNG VÀ NHỊP TIM THAI
    Biểu hiện lâm sàng và cách diễn tiến đến ung thư cổ tử cung
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space