Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Theo dõi đáp ứng điều trị ARV và chẩn đoán thất bại điều trị

(Tham khảo chính: 5456/QĐ-BYT )

7.1. Theo dõi đáp ứng điều trị ARV, tái khám và kê đơn thuốc

7.1.1. Theo dõi đáp ứng lâm sàng

Theo dõi đáp ứng lâm sàng cần được thực hiện trong mỗi lần tái khám:

- Cân nặng và giai đoạn lâm sàng;

- Tác dụng không mong muốn của thuốc;

- Đánh giá tuân thủ điều trị;

- Sự xuất hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội mới hay tái phát; hội chứng viêm phục hồi miễn dịch, thất bại điều trị;

- Đánh giá tình trạng mang thai ở phụ nữ và nữ vị thành niên ở độ tuổi sinh đẻ đặc biệt ở người bệnh đang sử dụng DTG.

Người bệnh đáp ứng tốt với điều trị ARV khi:

- Tăng cân, thèm ăn trở lại và ăn ngon miệng;

- Hết các dấu hiệu liên quan đến các NTCH và bệnh lý liên quan đến HIV.

7.1.2. Theo dõi đáp ứng miễn dịch

Theo dõi đáp ứng về miễn dịch là theo dõi sự thay đổi của số lượng tế bào CD4, đặc biệt là giữa 2 lần xét nghiệm CD4 liên tiếp. Theo dõi đáp ứng về miễn dịch được thực hiện khi người bệnh không tiếp cận được với xét nghiệm tải lượng HIV thường quy, và/hoặc khi người bệnh điều trị ARV chưa ổn định (xem Bảng 7: Tiêu chuẩn chẩn đoán thất bại điều trị ARV).

Thời điểm và tần suất thực hiện xét nghiệm CD4 (xem Bảng 4: Xét nghiệm theo dõi trước và trong khi điều trị ARV).

7.1.3. Theo dõi về vi rút

Xét nghiệm tải lượng HIV thường quy là phương pháp tốt nhất để theo dõi đáp ứng với điều trị ARV, qua đó đánh giá tuân thủ điều trị và phát hiện sớm thất bại điều trị về vi rút học.

Tuân thủ điều trị ARV để duy trì tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế, tốt nhất là dưới ngưỡng phát hiện để tránh hoặc hạn chế kháng thuốc, tăng cường hệ miễn dịch giúp người bệnh sống khỏe, giảm khả năng lây truyền HIV. Khi tải lượng HIV < 200 bản sao/ml sẽ không có khả năng lây truyền HIV cho bạn tình qua đường tình dục (Không phát hiện = Không lây truyền).

Thời điểm và tần suất thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV (xem Bảng 4: Xét nghiệm theo dõi trước và trong khi điều trị ARV).

7.1.4. Tiêu chuẩn xác định người bệnh điều trị ARV ổn định

Người bệnh được xác định là điều trị ARV ổn định khi có tất cả các tiêu chuẩn sau:

- Người lớn đang điều trị ARV từ 12 tháng trở lên và tuân thủ điều trị tốt;

- Kết quả xét nghiệm tải lượng HIV dưới 200 bản sao/ml trong vòng 12 tháng qua. Trường hợp không làm được xét nghiệm tải lượng HIV, có thể dựa vào số lượng tế bào CD4 tăng lên khi điều trị ARV hoặc trên 200 tế bào/mm3 trong vòng 12 tháng qua;

- Không mang thai;

- Không đang cho con bú;

- Không có tác dụng phụ của thuốc ARV cần theo dõi;

- Không có bệnh nhiễm trùng cơ hội hoặc các bệnh lý liên quan đến HIV khác.

7.1.5. Tần suất tái khám, kê đơn, cấp thuốc ARV

Đối với người bệnh điều trị ARV ổn định: có thể tái khám, kê đơn, cấp thuốc ARV nhiều tháng với số lượng thuốc sử dụng tối đa 90 ngày.

Đối với trường hợp điều trị ARV chưa ổn định: tái khám định kỳ hằng tháng hoặc sớm hơn. Số lượng thuốc được kê đơn và cấp tối đa 30 ngày.

Hướng dẫn người bệnh bảo quản thuốc ở nhà: để ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, xa tầm tay của trẻ em.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102215456_QĐ-BYT.docx.....(xem tiếp)

  • Thất bại điều trị ARV
  • Các phác đồ điều trị ARV bậc hai
  • Phác đồ bậc ba
  • Tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV
  • Điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV)
  • Theo dõi đáp ứng điều trị ARV và chẩn đoán thất bại điều trị
  • Đánh giá và hỗ trợ tuân thủ điều trị
  • Theo dõi độc tính của thuốc ARV
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV
  • Dự phòng bệnh lao
  • Điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp
  • Tiêm chủng
  • Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp
  • Quản lý đồng nhiễm viêm gan/hiv
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    ACETAZOLAMID

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thực trạng của hệ thống y tế và sự cần thiết đổi mới

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Lịch sử phát triển chuyên ngành Y học gia đình tại Việt Nam
    Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng_trẻ em
    Tình huống
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space