Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đánh giá và hỗ trợ tuân thủ điều trị

(Tham khảo chính: 5456/QĐ-BYT )

10.1. Mục tiêu của việc duy trì tuân thủ điều trị

Tuân thủ điều trị thuốc ARV là việc người bệnh uống đúng thuốc, đúng liều, đúng giờ, đúng cách theo chỉ định của thày thuốc, đến khám và làm xét nghiệm theo lịch hẹn. Tuân thủ điều trị tốt có tác dụng:

- Ức chế sự nhân lên của HIV, cải thiện tình trạng lâm sàng và miễn dịch;

- Giảm nguy cơ xuất hiện HIV kháng thuốc ARV và thất bại điều trị;

- Giảm nguy cơ lây truyền HIV sang người khác.

10.2. Đánh giá tuân thủ điều trị tại các cơ sở điều trị HIV

Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm đánh giá uống thuốc đúng theo chỉ định, tái khám và xét nghiệm đúng hẹn.

Đánh giá sự tuân thủ điều trị uống thuốc ARV: thực hiện trong tất cả các lần người bệnh đến tái khám dựa trên đếm số thuốc còn lại, tự báo cáo của người bệnh, sổ tự ghi, báo cáo của người hỗ trợ điều trị…

Theo dõi việc đến khám, lĩnh thuốc và làm xét nghiệm theo lịch của người bệnh. Liên hệ với người bệnh để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc mạng lưới đồng đẳng viên/người hỗ trợ điều trị hoặc nhân viên y tế xã, phường, thôn bản.

Đánh giá sự tuân thủ điều trị tốt nhất thông qua việc theo dõi xét nghiệm tải lượng HIV thường quy.

Hướng dẫn khi người bệnh quên uống thuốc ARV:

Nhớ lúc nào uống lúc đó (uống liều đã quên).

Uống liều kế tiếp như sau: Nếu khoảng cách giữa 2 liều dưới 4 giờ (đối với người uống một ngày hai liều thuốc) hoặc dưới 12 giờ (đối với người uống một ngày một liều thuốc) thì phải đợi trên 4 giờ hoặc trên 12 giờ mới uống thuốc. Nếu giờ uống liều kế tiếp khó khăn cho người bệnh thì có thể phải bỏ liều này.

Ngày hôm sau lại uống thuốc theo giờ cố định như thường lệ.

Bảng 11: Đánh giá mức độ tuân thủ khi uống thuốc ARV

Số liều thuốc mỗi ngày

Mức độ tuân thủ điều trị

Số liều thuốc quên trong tháng

Uống 2 liều ARV mỗi ngày

Tốt

1- 3

Không tốt

≥ 4

Uống 1 liều ARV mỗi ngày

Tốt

1

Không tốt

≥ 2

Lưu ý: Nếu người bệnh tuân thủ điều trị không tốt, cần phải tìm hiểu lý do, đưa ra các giải pháp, giúp người bệnh tuân thủ điều trị.

10.3. Các nhóm cần được hỗ trợ tuân thủ đặc biệt

Phụ nữ mang thai trước và sau khi sinh: Thảo luận và thực hiện về các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Trẻ vị thành niên: Xác định thời điểm thích hợp để tư vấn bộc lộ tình trạng nhiễm HIV cho trẻ. Giải thích phác đồ điều trị và cách uống thuốc. Tư vấn về sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đảm bảo chuyển giao từ chăm sóc nhi khoa sang chăm sóc người lớn được tiến hành thuận lợi (xem tại chương IX: Quản lý trẻ vị thành niên nhiễm HIV).

Trẻ em: Cần có người hỗ trợ và chăm sóc. Tư vấn để người chăm sóc trẻ hiểu biết về sự cần thiết của tuân thủ điều trị. Giải thích cho người chăm sóc trẻ về các loại thuốc ARV và cách uống mà trẻ đang sử dụng.

Người có biểu hiện rối loạn về sức khỏe tâm thần, rối loạn do sử dụng các chất gây nghiện, sử dụng rượu cần có sự hỗ trợ đặc biệt từ gia đình, bạn bè, người thân. Những người hỗ trợ tuân thủ cho nhóm đối tượng đặc biệt này cần được tư vấn về các thuốc điều trị, cách dùng thuốc và hỗ trợ người bệnh đi tái khám đúng hẹn để tránh gián đoạn điều trị.

10.4. Tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị ở người bệnh có tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml

Tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị là nhằm mục đích hỗ trợ người bệnh tuân thủ tốt điều trị ARV để đạt được ngưỡng ức chế HIV < 200 bản sao/ml.

Mục tiêu của tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị:

- Giúp người bệnh xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ và tìm ra biện pháp thích hợp để vượt qua các rào cản tuân thủ điều trị (rào cản liên quan đến kiến thức, hành vi, kinh tế, cảm xúc). Xem Phụ lục 13.

- Đánh giá tuân thủ điều trị để loại trừ khả năng tuân thủ điều trị kém trước khi quyết định chuyển phác đồ bậc hai hoặc bậc ba.

Tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị cần được thực hiện ngay sau khi người bệnh có kết quả tải lượng HIV ≥ 200 bản sao/ml và được thực hiện lại lần hai sau đó một tháng. Ở buổi tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị lần hai cần đánh giá lại sự tuân thủ của người bệnh. Nếu người bệnh tuân thủ điều trị không tốt, thực hiện tư vấn tăng cường tuân thủ điều trị lần ba sau đó một tháng.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102215456_QĐ-BYT.docx.....(xem tiếp)

  • Tư vấn, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV
  • Điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV)
  • Theo dõi đáp ứng điều trị ARV và chẩn đoán thất bại điều trị
  • Đánh giá và hỗ trợ tuân thủ điều trị
  • Theo dõi độc tính của thuốc ARV
  • Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV
  • Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV
  • Dự phòng bệnh lao
  • Điều trị dự phòng một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp
  • Tiêm chủng
  • Chẩn đoán và điều trị một số bệnh nhiễm trùng cơ hội thường gặp
  • Quản lý đồng nhiễm viêm gan/hiv
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đa niệu_U29

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị tiêu chảy

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhắc lại lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block phân nhánh trái trước (ECG Ví dụ 1)
    Nấm da
    Chamilo-tạo thư
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space