Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tổng quan

(Tham khảo chính: CME )

Nhận diện các hình ảnh và cấu trúc bình thường trên phim X quang ngực
Việc nhận biết các hình ảnh và cấu trúc bình thường là rất quan trọng để phân tích chính xác các dấu hiệu bất thường trên phim X quang ngực. Để làm được điều này, trước tiên chúng ta cần hiểu tại sao chúng ta có thể thấy sự khác biệt giữa các cấu trúc như bờ tim và xương sườn so với các mô xung quanh trên phim. Các chất liệu khác nhau hấp thụ tia X ở các mức độ khác nhau. Không khí hấp thụ tia X rất kém. Các cấu trúc như phổi chứa chủ yếu là không khí, do đó cho phép một lượng lớn chùm tia X đi qua, tạo ra các vùng đen trên phim chụp. Các chất liệu như xương hấp thụ tia X rất tốt, do đó các vùng đen sẽ được thay thế bằng vùng trắng. Chất liệu càng cản tia X nhiều thì hình ảnh xuất hiện trên phim chụp càng trắng. Nói chung, mức độ hấp thụ tia X nhiều hay ít phụ thuộc vào thành phần xương hoặc khí trong mô đó. Sự khác biệt về lượng tia X được hấp thụ ở các mô khác nhau được gọi là sự hấp thụ tia X (attenuation). Sự khác biệt này giúp chúng ta nhận ra các cấu trúc khác nhau trên phim X quang. Ví dụ, chúng ta có thể thấy bờ tim - mô mềm vì nó nằm cạnh phổi - chứa đầy không khí, được gọi là dấu hiệu bóng bờ (silhouette sign). Độ hấp thụ tia X (attenuation) của tim - mô mềm khác với phổi - chứa đầy không khí, do đó tim hiện lên mờ hơn so với phổi và bờ tim sẽ rõ nét hơn. Nếu có cấu trúc nào đó có độ hấp thụ tia X (attenuation) tương tự như tim, ví dụ như khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết hình thành gần tim, ranh giới này (dấu hiệu bóng bờ) sẽ mất đi, do đó bờ tim hoặc bờ của cấu trúc trung thất cũng sẽ mất đi. Các cấu trúc bất thường có thể được nhận biết rõ hơn khi có không khí bên trong. Ví dụ, trong trường hợp tràn khí màng phổi, không khí sẽ tạo ra ranh giới mới giữa mô mềm và khí, giúp nhìn thấy màng phổi. Về cơ bản, sự khác biệt về lượng tia X được hấp thụ bởi các mô khác nhau làm thay đổi cách mà các mô hiển thị trên phim X quang là trắng (mờ) hoặc đen (sáng). Các cấu trúc lân cận hấp thụ tia X với mức độ khác nhau sẽ cho hình ảnh có độ hấp thụ tia X (attenuation) khác nhau, giúp chúng ta nhận diện rõ các cấu trúc đó.
Kiểm tra trước khi đọc phim X quang ngực
Trước khi đọc phim X quang ngực, chúng ta cần thực hiện một số việc cơ bản. Đầu tiên, luôn kiểm tra xem tên bệnh nhân, số thứ tự, ngày tháng năm sinh và thời gian chụp phim trên phim X quang có đúng không. Thứ hai, hầu hết các bệnh viện hiện nay đều có hệ thống lưu trữ hình ảnh PACS (picture archiving and communication system - hệ thống lưu trữ và trao đổi hình ảnh), nhưng ngay cả như vậy, các phim có thể bị đảo ngược, do đó hãy luôn kiểm tra định hướng phải - trái. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về mặt kỹ thuật, hãy nhờ kỹ thuật viên xem lại. Điều quan trọng là phải đảm bảo tư thế chụp của bệnh nhân. Bệnh nhân xoay người có thể làm thay đổi hình ảnh của các cấu trúc trung thất và có thể làm cho một bên phổi trông tối hơn so với bên còn lại. Tư thế chụp của bệnh nhân có thể dễ dàng đánh giá bằng cách so sánh vị trí của mấu gai đốt sống với đầu trong của hai xương đòn. Khoảng cách từ mấu gai đến đầu trong của hai xương đòn phải bằng nhau. Nếu điều kiện cho phép, phim X quang ngực nên được chụp ở tư thế sau - trước. Để làm được điều này, bệnh nhân phải đứng thẳng. Trong các trường hợp cấp cứu, việc đứng thẳng thường không thể thực hiện được nên nhiều phim được chụp ở tư thế trước - sau. Điều này nên được ghi rõ trên phim. Chỉ số tim - ngực trên phim chụp ở tư thế trước - sau có thể lớn hơn bình thường, do đó cần cẩn thận khi đánh giá kích thước của tim. Khi chụp phim X quang ngực, cần đảm bảo rằng bệnh nhân đã hít vào đủ sâu, khi đó chúng ta sẽ thấy rõ cung trước của ít nhất 6 xương sườn. Lồng ngực nở không đủ lớn có thể tạo ra hình ảnh bất thường của phổi, ví dụ như phù phổi.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Tổng quan
  • Giải phẫu tổng quát
  • Rốn phổi
  • Phế trường
  • Màng phổi
  • Góc sườn hoành
  • Cơ hoành
  • Bóng tim
  • Trung thất
  • Mô mềm vùng ngực
  • Xương vùng ngực
  • Bài giảng về giải phẫu
  • Bài giảng dấu chứng cơ bản
  • Mục tiêu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    dự phòng

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thăm khám

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Khái niệm tư vấn, truyền thông - giáo dục sức khỏe
    Tiếp cận người lớn có vi khuẩn niệu không triệu chứng
    Sinh bệnh học hạ đường huyết
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space