Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết

(Tham khảo chính: ICPC )

Biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết
4.8.1    Triệu chứng hạ đường huyết theo tác giả Cryer P.E.[8],[9]
Triệu chứng thần kinh giao cảm:

-          Hồi hộp đánh trống ngực

-          Run

-          Lo âu, bồn chồn

Triệu chứng thần kinh phó giao cảm:

-          Vã mồ hôi

-          Cảm giác đói

-          Yếu liệt

Dấu hiệu thiếu glucose não:

-          Suy giảm nhận thức

-          Thay đổi hành vi

-          Bất thường tâm thần vận động

-          Co giật

-          Hôn mê

4.8.2    Hạ đường huyết không nhận biết được
Hạ đường huyết không nhận biết được là tình trạng bệnh nhân bị mất triệu chứng cảnh báo của hệ thần kinh tự chủ khi bị hạ đường huyết, thay vào đó biểu hiện đầu tiên sẽ là triệu chứng của hệ thần kinh trung ương.

Biện pháp tốt nhất để ngăn ngừa hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường là khả năng cảm nhận triệu chứng khi đường huyết bắt đầu xuống thấp, giúp họ xử trí kịp thời như ăn thêm những thực phẩm hay thức uống có chứa carbohydrate. Nếu mất khả năng này, nguy cơ hạ đường huyết nặng do điều trị có thể tăng lên đến 6 lần ở những bệnh nhân kiểm soát đường huyết tích cực.

Chính vì vậy, hạ đường huyết không nhận biết được là một tình trạng rất nguy hiểm cho bệnh nhân đái tháo đường, vì họ sẽ không kịp nhận ra triệu chứng hạ đường cho đến khi bắt đầu thay đổi tri giác, có thể nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được xử trí kịp thời [17].

Hạ đường huyết tái diễn nhiều lần làm giảm ngưỡng đường kích thích hệ thần kinh tự chủ trong đáp ứng điều hòa ngược nội tiết – thần kinh ở những cơn hạ đường huyết tiếp sau đó. Kết quả là bệnh nhân không có triệu chứng hạ đường huyết cho đến khi nồng độ đường trong máu xuống rất thấp và biểu hiện đầu tiên là rối loạn tri giác, cần có sự giúp đỡ của người khác để điều trị hạ đường huyết. Những bệnh nhân có sự suy giảm đáp ứng của hệ thần kinh tự chủ với tình trạng hạ đường huyết dần dần sẽ xuất hiện tình trạng hạ đường huyết không nhận biết được [33].

4.8.3    Mức độ hạ đường huyết
Tác giả Stephanie A. Amiel chia hạ đường huyết làm 3 mức độ.
Bảng 1: Mức độ hạ đường huyết theo tác giả Stephanie A. Amiel [23]

Nhẹ

Có triệu chứng, nhưng không ảnh hưởng sinh hoạt

Tự điều trị được

Trung bình

Có triệu chứng, có ảnh hưởng sinh hoạt

Nhưng còn tự điều trị được

Nặng

Không tự điều trị được do rối loạn tri giác:

Cần sự giúp đỡ của người khác
Cần truyền glucose hoặc chích glucagon để cấp cứu
Kèm triệu chứng hôn mê, co giật
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tình huống lâm sàng ví dụ
  • Tổng quan về hạ đường huyết
  • Định nghĩa hạ đường huyết
  • Tiêu chuẩn chẩn đoán hạ đường huyết
  • Sinh bệnh học hạ đường huyết
  • Nguyên nhân hạ đường huyết
  • Yếu tố nguy cơ của hạ đường huyết
  • Mối liên quan giữa hạ đường huyết và HbA1c
  • Biểu hiện lâm sàng của hạ đường huyết
  • Biến chứng của hạ đường huyết
  • Điều trị hạ đường huyết
  • Giáo dục bệnh nhân
  • tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên nhân của phù chân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    U mô thừa (Hamartoma)

    CME.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sinh lý bệnh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Nguyên nhân
    phác đồ điều trị loạn thần cấp - tâm lý y học - bệnh tâm thần
    Nuôi con bằng sữa mẹ
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space