Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


2236

(Tham khảo chính: bệnh nhân ảo )

Bệnh nhân có acid uric máu 9mg/dl (ngưỡng bình thường <7mg/dl). Anh chị hãy nêu cách điều trị bằng thuốc tình trạng tăng acid uric máu


###https://bsgdtphcm.vn/video/audio/20240620245.mp3###


+ Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric:

Allopurinol: Liều lượng hằng ngày dựa vào nồng độ acid uric máu. Liều khởi đầu: Allopurinol 100mg/ngày trong vòng 1 tuần, sau đó tăng 200-300mg/ngày. Nồng độ acid uric máu thường trở về bình thường với liều 200-300mg/ngày. Không nên chỉ định trong trong cơn gút cấp mà nên chỉ định khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm, sau 1-2 tuần sử dụng colchicin. Cần lưu ý tác dụng phụ của allopurinol như sốt, nôn, buồn nôn, đau đầu, ban đỏ ở da, dị ứng… cần theo dõi sát trong những ngày đầu dùng thuốc, thậm chí sau 1-2 tuần dùng thuốc này.

+ Nhóm thuốc tăng thải acid uric:

Probenecid (250mg- 3g/ngày), Sunfinpyrazol (100-800mg/ngày), Benzbriodaron, Benzbromaron… Chỉ định nhóm này cần xét nghiệm acid uric niệu. Chống chỉ định khi acid uric niệu trên 600 mg/24 giờ, suy thận, sỏi thận, người cao tuổi, gút mạn có hạt tophi. Đôi khi có thể dùng phối hợp allopurinol với một loại thuốc tăng đào thải acid uric. Cả hai nhóm thuốc này đều nên chỉ định trong cơn gút cấp.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • 29
  • 761
  • 2229
  • 2230
  • 2231
  • 2232
  • 2233
  • 2234
  • 2235
  • 2236
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    tham vấn trị liệu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nguyên nhân

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Chuẩn bị trước thăm khám

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    đơn vị đào tạo
    VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ BẠO HÀNH
    Rối loạn tâm thần và hành vi liên quan sử dụng cocain
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space