Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bảng mã nào được ứng dụng trong công tác ngoại trú?

(Tham khảo chính: quản lý ngoại chẩn )

Tại Việt Nam, hiện chứng ta đang sử dụng bộ mã ICD10 (International Classification of Disease, phiên bản 10), là bảng danh mục dành cho mã hóa các chẩn đoán bệnh, chuyên biệt đối với bệnh án nội trú. Tuy nhiên, với các đặc trưng chăm sóc bệnh ngoại trú, với tần suất xuất hiện của bệnh ngoại trú nhiều gấp 40-50 lần so với bệnh nội trú, chúng ta hiện vẫn chưa có được bộ mã chuẩn chuyên biệt sử dụng cho các đơn vị ngoại chẩn và tuyến y tế ban đầu.
Việc sử dụng ICD10 đối với bệnh ngoại trú không phù hợp. Lý do cơ bản là vì có đến 45% các trường hợp không thể cho ra chẩn đoán xác định ngay ở lần đầu đến khám bệnh đầu tiên. Đa phần các vấn đề sức khỏe chỉ dừng ở mức độ than phiền-triệu chứng mà chưa đặc hiệu cho một bệnh cụ thể hoặc hệ cơ quan cụ thể. Ví dụ như trường hợp đến khám vì “đau lưng”, vì “phù 2 chân”, “chóng mặt”. Nếu gượng ép mã hóa theo bệnh thì sẽ có nguy cơ chọn mã không phù hợp, làm cho qua chuyện nhưng không có chất lượng, điều này càng nguy hiểm hơn là không mã hóa.
Do thiếu vắng một bộ mã chuyên biệt cho công tác chăm sóc ngoại trú, việc mã hóa thông tin không được thực hiện tốt, thông tin bệnh án không sử dụng hiệu quả. Cụ thể, hiện nay chúng ta không có được số liệu thống kê báo cáo về các mặt bệnh chăm sóc ngoại trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung. Các hoạch định chính sách chỉ sử dụng đơn thuần thông tin bệnh lý của điều trị nội trú. Điều này không phù hợp, không phản ánh hết mức độ - tính chất cũng như mô hình bệnh tật thực tế của người dân.
Gần đây, nhiều đơn vị y tế đã áp dụng vi tính hóa. Tuy nhiên, mỗi phần mềm sử dụng mỗi bộ mã khác nhau. Hệ quả là thông tin thu thập không thể mã hóa – so sánh – diễn giải được; không phát huy được thế mạnh của bệnh án điện tử. Nhu cầu đặt ra cần có bộ mã thống nhất dùng cho ngoại trú.
Bảng danh mục ICPC2 của Wonca được công nhân bởi WHO như bộ mã của y tế cơ sở. ICPC2 được xây dựng trên cơ sở phục vụ công việc của phòng khám ngoại chẩn, y tế tuyến ban đầu. Hiện mã ICPC2 đã được dịch ra 23 ngôn ngữ khác nhau, là bộ mã chính thức dành cho tuyến y tế ban đầu của nhiều nước trên thế giới (tham khảo thông tin tại http://www.globalfamilydoctor.com/wicc/). ICPC 2 ver 4.0 không chỉ giới hạn chẩn đoán như ICD10 mà mở rộng cho cả triệu chứng-chẩn đoán- thủ thuật; cả vấn đề thực thể và vấn đề xã hội (bảng mã sẽ được giới thiệu trong bài riêng). Hiện việc áp dụng bộ danh mục ICPC2 tại nước ta vẫn còn hạn chế. Hy vọng trong thời gian gần, chúng ta có thể làm việc trên các bệnh án điện tử sử dụng bộ danh mục này.

  • video
  • Mục tiêu
  • Tóm tắt
  • Thông tin bệnh nhân và BAĐT
  • Thông tin mã hóa sẽ được sử dụng như thế nào và cho ai?
  • Bảng phân loại và ứng dụng
  • Bảng mã nào được ứng dụng trong công tác ngoại trú?
  • Những lợi ích cụ thể nào cho việc thu thập thông tin
  • Các tiêu chí đánh giá bệnh án
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Suy hô hấp sơ sinh

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Giới thiệu

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Biểu hiện lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Bướu giáp nhân
    PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ CHỮA BỆNH UNG THƯ TRỰC TRÀNG
    chảy dịch mũi - tư vấn cho bệnh nhân (tham khảo)_R07
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space