Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tiếp cận bệnh nhân lớn tuổi

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Tuổi tác rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng vẫn có sự khác biệt giữa mỗi cá nhân. Do đó, cần lưu ý sự cần thiết tiếp cận tùy từng cá thể. Việc hiểu rõ tính cách, hoàn cảnh sống của người bệnh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho người bác sĩ trong tư vấn, trong điều trị. Việc chỉ định thời điểm sử dụng thuốc cũng phải lưu ý đến thời biểu sinh hoạt của từng người, ví dụ thuốc lợi tiểu, thuốc hạ đường huyết, các thuốc điều trị Parkinson, v.v… Việc tư vấn dinh dưỡng cho thân nhân người bệnh đôi khi lại hiệu  quả hơn là tư vấn trực tiếp, đặc biệt là đối với những người cao tuổi không thể tự chủ trong việc nấu nướng, ăn uống.
Ngoài ra cũng cần lưu ý, có cách giao tiếp phù hợp đ/v người có vấn đề về trí tuệ hoặc về giác quan. 
Khi tiếp xúc với người lớn tuổi, cũng cần lưu ý đến điều kiện môi trường phòng khám.
−    Ánh sáng phải tốt. Môi trường đủ sáng sẽ giúp hạn chế té ngã, Người bệnh cũng an tâm hơn và an tâm rằng bác sĩ có thể quan sát họ rõ ràng, không bỏ sót các bất thường bên ngoài, vàng da, thiếu máu, v.v…
−    Tiến tới gần (0,5 --> 1,5 m) sẽ tạo cảm giác gần gũi, tin cậy hơn. Việc ngồi quá xa bệnh nhân sẽ tạo cảm giác xa cách, người bệnh và bác sĩ cũng có thể không nghe rõ lời nhau. Tuy nhiên nếu lại quá gần có thể gây cảm giác khó chịu cho người khác, kể cả là bệnh nhân trẻ hay già. Vị trí ngồi của BS cũng có thể tạo cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu BS ngồi cao hơn họ sẽ cho cảm giác kẻ cả, người bệnh sẽ có cảm giác bị chế áp hoặc cho rằng không được tôn trọng.
−    Môi trường khám bệnh cũng không được ồn ào. Người lớn tuổi có thể nghe kém nên dễ bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Lưu ý là người bị lão thính đơn thuần (không có các bệnh khác về thính lực) sẽ khó nghe các phụ âm, nhưng vẫn nghe tốt các nguyên âm và đa số các âm thanh trong môi trường: tiếng bước chân, tiếng xe cộ,... Do đó những âm thanh này sẽ làm họ khó chịu nhiều hơn. Không cần phải hét to lên với người bị lão thính đơn thuần, họ vẫn nghe thấy, nhưng chỉ không/khó hiểu lời nói. Cần nói chậm, phát âm rõ, mạch lạc, rời từng chữ nếu cần. Việc nhờ người thân “phiên dịch” đôi khi sẽ hiệu quả bởi họ dễ hiểu một giọng nói quen thuộc hơn. 
Bên cạnh đó, cũng giống như đối với những người bệnh khác, đừng quên chào hỏi và tự giới thiệu. Cần thể hiện sự nhiệt tình, sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng giúp đỡ. Đối với người lớn tuổi, điều này đôi khi còn quan trọng hơn nhiều so với các lứa tuổi khác. 
 

  • Mục tiêu
  • Tổng quan
  • Tuổi già và những thay đổi của cơ thể người lớn tuổi
  • Tiếp cận bệnh nhân lớn tuổi
  • Thể hiện các nguyên lý YHGĐ khi tiếp cận bệnh nhân lớn tuổi
  • Tóm tắt
  • Từ khóa
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sàng lọc phát hiện bệnh

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống lâm sàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các mô hình chăm sóc giảm nhẹ
    Tình huống ví dụ
    Tiếng ho thanh quản
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space