Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút b cấp

(Trở về mục nội dung gốc: 3310/QĐ-BYT )

  1. Chẩn đoán viêm gan vi rút B cấp

- Tiền sử: người bệnh có truyền máu hay các chế phẩm của máu, tiêm chích, quan hệ tình dục không an toàn trong khoảng 4-24 tuần trước khởi bệnh.

- Lâm sàng:

+ Đa số không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

+ Trong thể điển hình, có thể xuất hiện các triệu chứng như: sốt (khi chưa vàng da), mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt, tiểu sậm màu, đau tức vùng gan...

+ VGVR B cấp có thể diễn tiến nặng sang suy gan cấp dẫn đến bệnh não gan, tỷ lệ tử vong cao.

- Cận lâm sàng:

+ AST, ALT tăng, thường trên 5 lần giới hạn trên của mức bình thường (ULN, ULN: 35 U/L đối với nam, 25 U/L đối với nữ).

+ Bilirubin có thể tăng.

+ Anti-HBc IgM dương tính, HBsAg dương tính (hoặc âm tính trong giai đoạn cửa sổ).

  1. Chẩn đoán phân biệt

- Viêm gan cấp do vi rút khác (HAV, HCV, HDV, HEV, CMV, EBV, Dengue,...)

- Viêm gan do các nguyên nhân khác: rượu, nhiễm độc (do thuốc, hóa chất...), tự miễn, bệnh Wilson...

- Đợt bùng phát của viêm gan vi rút B mạn.

- Một số bệnh có biểu hiện vàng da.

+ Các bệnh nhiễm khuẩn: Bệnh nhiễm Leptospira, sốt rét...

+ Tắc mật sau gan: u đầu tụy, u đường mật, sỏi đường mật...

  1. Điều trị

Hơn 95% người lớn bị VGVR B cấp sẽ hồi phục một cách tự nhiên mà không cần điều trị thuốc kháng vi rút. Điều trị VGVR B cấp chủ yếu là điều trị hỗ trợ.

3.1. Điều trị hỗ trợ

- Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng hoặc gắng sức trong thời kỳ có triệu chứng lâm sàng.

- Chế độ ăn: giảm bớt chất béo, kiêng rượu bia. Chỉ nuôi dưỡng tạm thời bằng đường tĩnh mạch khi bị nôn nhiều hoặc không ăn uống được.

- Tránh sử dụng các thuốc chuyển hóa qua gan.

- Điều trị hồi sức nội khoa tích cực các trường hợp diễn tiến nặng.

+ Đảm bảo duy trì hô hấp, tuần hoàn ổn định.

+ Vitamin K1: 10 mg/ngày tiêm bắp hoặc pha loãng tiêm mạch chậm trong 3 ngày khi tỷ lệ prothrombin giảm < 60%.

+ Điều chỉnh các rối loạn đông máu, chống phù não, lọc huyết tương... dựa trên việc đánh giá các bất thường cụ thể trên lâm sàng.

3.2. Chỉ định dùng thuốc kháng vi rút

Entecavir hoặc tenofovir (TDF: tenofovir disoproxil fumarate, TAF: tenofovir alafenamide) cho đến khi mất HBsAg trong các trường hợp sau:

- VGVRB thể tối cấp.

- VGVR B cấp kèm theo ít nhất 2 tiêu chí sau:

+ Bệnh não gan.

+ Bilirubin toàn phần huyết thanh > 3 mg/dL hay > 51 µmol/L (hoặc bilirubin trực tiếp > 1,5 mg/dL hay > 25 µmol/L).

+ INR > 1,5

- Bệnh kéo dài > 4 tuần với bilirubin có xu hướng tăng.

  1. Theo dõi

4.1. Lâm sàng

Theo dõi các triệu chứng: vàng da, vàng mắt, rối loạn tiêu hóa, xuất huyết, phù, cổ trướng, rối loạn tri giác,...

4.2. Cận lâm sàng

- AST và ALT mỗi 1 - 2 tuần cho đến khi ALT < 2 lần ULN, sau đó định kỳ mỗi 4 - 12 tuần, ít nhất trong 24 tuần.

- INR (International normalized ratio), bilirubin toàn phần và trực tiếp mỗi 1 - 2 tuần cho đến khi về trị số bình thường.

- Xét nghiệm HBsAg, anti-HBs tại thời điểm tuần thứ 12 và tuần thứ 24.

- VGVR B cấp hồi phục nếu mất HBsAg sau 6 tháng, tư vấn người bệnh tiêm phòng nếu anti-HBs < 10 IU/L.

- Nếu HBsAg vẫn dương tính sau 6 tháng, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 3310/QĐ-BYT

  • Đại cương
  • Chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút b cấp
  • Chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút b mạn
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Mô đun 2: Chẩn đoán bệnh

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệt sản

    Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Điều trị dự phòng viêm gan b bùng phát khi điều trị các thuốc ức chế miễn dịch hay hóa trị liệu

    3310/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các thể rối loạn dáng đi điển hình
    Tăng sắc tố da và rám da
    Lệnh Crosstabs (tiếp theo)
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space