Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Thông tin bệnh nhân và BAĐT

(Tham khảo chính: quản lý ngoại chẩn )

Trong công việc chuyên môn, nhân viên y tế thường xuyên phải làm việc trên từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Thông tin thu thập qua từng lần tiếp xúc, thăm khám, điều trị rất phong phú. Thông thường, chúng ta ghi nhận thông tin này dưới dạng văn bản chữ viết trong bệnh án. Ngoài ra còn có các hình thức ghi nhận thông tin khác nhưng không thông dụng như ghi âm, chụp hình, lưu mẫu vật xét nghiệm, phim tư liệu…
Việc lưu trữ thông tin này nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau, trong đó chủ yếu là phục vụ việc chăm sóc điều trị bệnh nhân được tốt hơn. Nếu vận dụng nguồn thông tin này một cách hiệu quả, chúng ta có thể đánh giá chất lượng công việc, hướng đến nghiên cứu-giảng dạy.
Như là chuẩn chuyên môn, thông tin chuyên môn đều phải được ghi nhận vào bệnh án của từng bệnh nhân, và đã được thực hiện thường quy ngay từ rất sớm khi y học hình thành. Về cơ bản, bệnh án thực hiện 2 mục tiêu chính là phản ánh chính xác diễn tiến của bệnh và có thể chỉ ra nguyên nhân tại sao người bệnh phải chịu tình trạng sức khỏe như hiện tại.
Về sau, để đơn giản hóa công việc chuyên môn, công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong y khoa, đưa đến sự hình thành và phát triển của bệnh án điện tử và hàng loạt các ứng dụng thông minh khác nhau mà chúng ta sẽ có dịp đề cập trong các phần sau.
Một điều cần lưu ý, thông tin hiện nay được lưu vào máy tính vẫn ở dạng ngôn ngữ sử dụng cho người hiểu. Trong khi đó, máy vi tính lại sử dụng loại ngôn ngữ kỹ thuật có cấu trúc tín hiệu điện 0-1. Giữa máy tính và con người không dùng chung ngôn ngữ. Cũng dễ hiểu nếu như gặp tình huống thông tin nhức lưng – mỏi lưng – đau lưng, máy tính vẫn chưa đủ thông minh để hiểu tốt sự giống và khác nhau của các thuật ngữ này. Hệ quả tất yếu, công nghệ thông tin vẫn chưa thể khai thác tốt để phục vụ công việc chuyên môn, điều trị bệnh nhân. 
Để lấp đầy khoảng trống này, chúng ta cần có một bộ ngôn ngữ trung gian, cho phép chuyển tải thông tin có được từ ngôn ngữ của người sang ngôn ngữ của máy tính. Đó chính là các bộ mã. Đây là công cụ không thể thiếu đối với bệnh án điện tử, và quá trình chuyển chuyển thông tin này còn được gọi là quá trình mã hóa. Thời gian gần đây, với ứng dụng trí tuệ nhân tạo, máy tính phần nào đã hiểu được các ngôn ngữ của con người. Ngày càng có nhiều ứng dụng phát triển theo hướng này. Chúng tôi kỳ vọng các ứng dụng trong y khoa sẽ được mở rộng dựa vào tiến bộ của trí tuệ nhân tạo. Trong thời gian đợi các tiến bộ đó, chúng ta tạm thời vẫn phải thực hiện việc mã hóa dữ liệu cho máy tính.
 

  • video
  • Mục tiêu
  • Tóm tắt
  • Thông tin bệnh nhân và BAĐT
  • Thông tin mã hóa sẽ được sử dụng như thế nào và cho ai?
  • Bảng phân loại và ứng dụng
  • Bảng mã nào được ứng dụng trong công tác ngoại trú?
  • Những lợi ích cụ thể nào cho việc thu thập thông tin
  • Các tiêu chí đánh giá bệnh án
  • tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Điều chỉnh điều trị cá nhân hóa

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    tiếp cận liệt mặt N91

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thận niệu

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    TRIỆT SẢN NỮ
    Tính năng bổ sung
    Hướng dẫn chi tiết về kiểm soát triệu chứng ngứa trong bệnh vẩy nến
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space