Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản khó trong cấp cứu

(Tham khảo chính: 1904/QĐ-BYT )

  1. ĐẠI CƯƠNG

Đặt ống nội khí quản (NKQ) là một thủ thuật rất thường gặp trong xử trí cấp cứu để ngăn chặn hiện tượng giảm thông khí, giảm ôxy và bảo vệ đường thở ở những Người bệnh suy hô hấp, tuần hoàn, thần kinh.

Đặt ống NKQ khó được định nghĩa: thời gian đặt NKQ nhiều hơn 10 phút và/hoặc nhiều hơn hai lần dùng đèn soi thanh quản có hoặc không dùng các thủ thuật khác (Sellick, BURP...) và được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm. (trường hợp giả khó khi người làm thủ thuật ít kinh nghiệm)

  1. ĐÁNH GIÁ NHANH NKQ KHÓ
  2. Đặc điểm giải phẫu

- Khoảng cách cằm - giáp: là khoảng cách từ bờ trên sụn giáp đến phần giữa cằm. Nếu khoảng cách này < 6 cm (3 khoát ngón tay) là đặt ống NkQ khó.

- Khoảng cách giữa 2 cung răng đo ở vị trí há miệng tối đa nếu < 3 cm là đặt ống NKQ khó.

  1. Tiêu chuẩn lâm sàng theo Mallampati

Người bệnh ở tư thế ngồi, cổ ngửa thẳng, há miệng thè lưỡi, phát âm “A”:

I: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi gà, thành sau họng, trụ trước và trụ sau Amydan.

II: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, một phần lưỡi gà và thành sau họng

III: Thấy khẩu cái cứng, khẩu cái mềm và nền của lưỡi gà

IV: Chỉ thấy khẩu cái cứng

Nếu là mức độ III, IV là đặt NKQ khó.

Hình 1: Tiêu chuẩn lâm sàng theo Mallampati

  1. Hội gây mê của Mỹ đã đưa các yếu tố tiên lượng sau:

- Các khối u vùng miệng họng, u máu, máu tụ

- Nhiễm khuẩn: viêm vùng hàm dưới, áp xe quanh họng, viêm nắp thanh quản

- Bất thường cấu trúc bẩm sinh

- Dị vật

- Chấn thương vùng mặt: thanh quản, vỡ hàm trên, dưới, chấn thương cột sống cổ

- Bỏng hô hấp

- Béo phì

- Hạn chế ngửa cổ: viêm cột sống dính khớp, viêm cột sống cổ do thấp

- Thay đổi về giải phẫu răng cửa nhô, cổ ngắn, lưỡi to, hàm nhô...

III. CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện: Bác sỹ đã được huấn luyện để đặt NKQ, 2 điều dưỡng.
  2. Dụng cụ

- Đèn soi thanh quản lưỡi thẳng và cong với nhiều cỡ lưỡi khác nhau

- Kẹp Magill, nòng dẫn

- Thuốc tiền mê: midazolam, propofol, fentanyl

- Ống nội khí quản các cỡ: 7.0, 7.5, 8.0

- Ôxy, bóng mask, cannuyn miệng - miệng

- Các dụng cụ khác: máy hút ống hút, găng tay, gạc, băng dính, ống nghe, máy theo dõi

- Các dụng cụ hỗ trợ đặt NKQ khó (tùy trang bị của cơ sở) có thể:

+ Bộ đặt ống NKQ ngược dòng

+ Bộ đặt NKQ bằng ống soi mềm

+ Mask thanh quản

+ Ống NKQ combitube

+ Đèn Trachlight

+ Bộ mở khí quản cấp cứu

  1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Bước 1: Người bệnh

- Bệnh nằm ngửa kê gối dưới chẩm nếu không có CTCS cổ, nếu có CTCS cổ không kê gối hoặc chọn phương pháp đặt NKQ khác

- Mắc máy theo dõi, hút đờm, hút dịch dạ dày

- Thở ôxy 100% trước 2 - 5 phút, bóp bóng mask ôxy 100% khi SpO2 < 90% hoặc Người bệnh ngừng thở.

Bước 2: Dùng an thần, giãn cơ (nếu cần)

Bước 3: Làm nghiệp pháp bảo vệ Sellick

Bước 4: Bộc lộ thanh môn

Bước 5: Luồn ống NKQ

Bước 6: Kiểm tra ống

Bước 7: Cố định ống

  1. CÁC KỸ THUẬT HỖ TRỢ NKQ KHÓ

- Trợ giúp bằng tay:

+ Chỉnh lai tư thế Người bệnh, để đầu ở tư thế Jackson kê gối dày 6 cm dưới đầu cho phép trục thanh quản và hầu miệng thẳng hàng

+ Nghiệm pháp BURP ấn thanh quản sang phải, ra trước và lên trên

- Đặt NKQ mò đường miệng khi mở miệng hạn chế, lưỡi to, ngửa cổ hạn chế

- Đặt NKQ mò qua đường mũi dùng nòng dẫn sáng

- Đặt NKQ ngược dòng

- Đặt ống NKQ bằng ống soi mềm

- Đặt ống NKQ combitube

- Mask thanh quản

- Đặt NKQ dùng đèn Trachlight

- Mở khí quản qua da

- Mở màng nhẫn giáp

Chú ý: Người bệnh sẽ không chết vì đặt NKQ thất bại mà chết vì thông khí thất bại.

  1. TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG TRONG ĐẶT KHI NKQ

- Các chấn thương chảy máu: Môi, lưỡi, răng… rách cuốn mũi, tổn thương các xoang gây chảy máu nhiều

- Chấn thương thanh môn, dây thanh

- Chấn thương khí quản

- Làm nặng thêm chấn thương tủy sống nếu có

- Hít phải: dịch dạ dày, răng, chất tiết hầu.

- Thiếu ôxy.

- Các biến chứng về tim mạch: nhịp chậm hoặc ngừng tim do phản xạ và thiếu ô xy, tim nhanh thất hoặc trên thất.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202105111904_QD-BYT_hoi suc chong doc.doc .....(xem tiếp)

  • Quy trình kỹ thuật chọc hút dịch màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật dẫn lưu khí màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật dẫn lưu màng phổi
  • Quy trình kỹ thuật đặt ống nội khí quản đường miệng bằng đèn trachlight
  • Quy trình kỹ thuậtchọc hút khí màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản
  • Quy trình kỹ thuật khai thông đường thở
  • Quy trình kỹ thuật lấy máu xét nghiệm khí máu qua catheter động mạch
  • Quy trình kỹ thuật nội soi khí phế quản cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật thổi ngạt
  • Quy trình kỹ thuật mở khí quản cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật mở màng phổi cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản khó trong cấp cứu
  • Quy trình kỹ thuật điều trị tiêu sợi huyết alteplase trong tắc động mạch phổi cấp
  • Quy trình kỹ thuật nội soi phế quản lấy nút đờm
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hen phế quản

    Nguyễn Thùy Châu.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phục hồi chức năng hô hấp và chăm sóc giảm nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệu chứng lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh sán lá ruột lớn
    Tiếp cận bệnh nhân lớn tuổi
    Theo dõi và đánh giá
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space