Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 3

(Tham khảo chính: tình huống )

***Tóm tắt:

Nữ 24 tuổi

Chóng mặt tái phát nhiều lần, đau đầu, hồi hộp, khó thở, nhức mỏi người, thường ở nơi đông người, khó ngủ.

Không ghi nhận triệu chứng thực thể trên lâm sàng

Tiền sử bản thân:

                Stress công việc (Công việc căng thẳng, dấu hiệu thua lỗ)

                Stress gia đình (Gánh hết việc nhà, người nhà bệnh không có khả năng chăm sóc, con tuổi 18)

                Ít vận động

Tiền sử gia đình:

                Mẹ ruột ĐTĐ type 2

***Đặt vấn đề:

Hội chứng rối loạn lo âu, trầm cảm

Không tổn thương thực thể

Stress công việc

Stress gia đình

***Biện luận:

Bệnh nhân không có triệu chứng thực thể, không đáp ứng với điều trị các chẩn đoán liên quan đến bệnh thực thể, nên nghĩ nhiều hướng chẩn đoán tâm thần, cụ thể là rối loạn lo âu, trầm cảm. Những nguyên nhân gây ra bệnh lý tâm thần chưa được giải quyết sát đáng nên bệnh nhân vẫn có triêu chứng dai dẳng. Cần điều trị có 2 mặt, gồm thuốc và giải quyết các nguyên nhân sâu xa trong hoàn cảnh công việc gia đình.

***Hướng giải quyết

Dùng thuốc: Sử dụng thuốc Anticholinergic như Amitriptyline, Antidompaminergic như Sulpiride để kiểm soát triệu chứng cơ năng.

Không thuốc (background):

Động viên khuyến khích bệnh nhân tuân thủ điều trị và sắp xếp lịch tái khám để theo dõi sát hơn

Nên làm việc từ xa, không đến nơi đông người

Trao đổi  thảo luận với chồng và con trai và cả người giúp việc để thấu hiểu những tâm tư, khó khăn của bản thân và người thân, từ đó có kế hoạch san sẻ công việc gia đình, phụ giúp chăm sóc mẹ ruột.

Mẹ chồng không tự tiêm insulin được thì có thể hướng dẫn, giáo dục lại cách tiêm cho tất cả thành viên, cho xem clip người cao tuổi tự sử dụng bút tiêm. Không được nữa thì ra trạm y tế phường hoặc nhà bán thuốc tây nhờ tiêm dùm. 

Trực tiếp hoặc phối hợp đồng nghiệp hỗ trợ mẹ ruột và mẹ chồng bệnh nhân khám định kỳ tại nhà.

Bỏ thời gian để vận động, cùng người thân trong gia đình.

Tầm soát Theo dõi đường huyết định kỳ vài tháng 1 lần.

***Phân tích - Diễn giải việc ứng dụng nguyên lý y học gia đình:

Chăm sóc liên tục: Hẹn bệnh nhân cho những lần khám khác, thu xếp lịch để tái khám tại nhà cho mẹ ruột.

Chăm sóc toàn diện: Đưa ra những giải pháp không thuốc, giải quyết vấn đề xảy ra trong công việc và gia đình

Quan tâm cộng đồng: Đưa ra hướng xử trí đối với những người nhà, người thân xung quanh bệnh nhân

Định hướng phòng bệnh: Hạn chế tập trung nơi đông người phòng ngừa triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khởi, phát, tập thể dục vừa giảm stress vừa phòng ngừa những bệnh thực thể và tâm thần, đặc biệt là bệnh ĐTĐ type 2.

Định hướng Gia đình: Quan tâm đến những yếu tố gia đình, như yếu tố di truyền, yếu tố tâm lý, vấn đề xuất phát trong nội bộ gia đình và giải quyết những vấn đề có liên quan đó.

 

               

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Hướng dẫn điều trị quản lý một số bệnh không lây nhiễm trong dịch bệnh Covid-19

    1886/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xây dựng thực đơn phù hợp với tải đường và năng lượng nhu cầu

    Tạ Thị Tuyết Mai.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    EHPAD

    Chăm sóc giảm nhẹ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Block phân nhánh trái sau (ECG Ví dụ)
    HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
    Trào ngược dạ dày - thực quản
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space