Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 9

(Tham khảo chính: tình huống )

Trước khi tư vấn cho anh A, người BS cần phải quan tâm đến các khía cạnh sau:
Thứ nhất, người BS gia đình cần phải xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch của bệnh nhân là gì. Trường hợp này anh A có các yếu tố nguy cơ sau: tăng huyết áp ( người trẻ, từ năm 40 tuổi), thừa cân ( BMI = 27.64)  hút thuốc lá, uống rượu nhiều, tiền căn gia đình có cha ruột bị bệnh tăng huyết áp. 
Thứ hai, bệnh tăng huyết áp của anh A có vẻ như là tăng huyết áp kiểm soát không tốt do hay có cơn mệt mỏi, hoa mắt, ù tai kèm hồi hộp, tim nhanh, hoặc có vẻ như bệnh nhân đã có biến chứng tổn thương cơ quan đích: lên tim, mắt hoặc có kèm theo rối loạn nhịp nhanh. Hoặc bị hạ huyết áp quá mức?
Thứ ba, mặc dù anh A nhận thức đúng rằng bệnh tăng huyết áp cần phải uống thuốc liên tục, đều đặn và đã thực hiện tốt. Tuy nhiên, BN đã tự ý mua thuốc không theo toa của bác sỹ, không theo dõi, không tái khám và làm xét nghiệm cận lâm sàng định kỳ là việc làm chưa đúng và còn có thể có tác dụng ngược lại.
Thứ tư, là công nhân ngành điện thì cần phải có thể sức khỏe tốt, chính xác, đầu óc minh mẫn ( công việc có thể phải trèo cao, liên quan đến điện và thiết bị…)
Cuối cùng, BN còn tương đối trẻ, 2 con còn nhỏ, là lao động chính, là chỗ dựa cho gia đình.
Trường hợp tôi là BS gia đình trong tình huống này tôi sẽ giải quyết như sau:
-    Hiện tại, Bn không có vấn đề cấp cứu nên tôi sẽ dành thêm thời gian để hỏi thêm bệnh sử, tiền căn, và khám lâm sàng để xác định thêm 1 số thông tin như thuốc huyết áp anh đang mua uống là gì, có mang theo không, uống ngày mấy viên…hỏi thêm uống rượu và hút thuốc như vậy bao lâu rồi, thói quen ăn mặn, có hay căng thẳng, lo lắng, mất ngủ, ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày hay không…các triệu chứng mệt, hồi hộp, tim đập nhanh có kèm cơn đỏ bừng mặt, vã mồ hôi, xuất hiện theo cơn không. Đo huyết áp theo đúng quy trình. Khám lâm sàng xem da niêm, tuyến giáp, tĩnh mạch cổ? phù chân? Bụng báng? Sao mạch, lòng bàn tay son, vú to, xanthoma, xanthelasma?, khám tiếng tim, sờ mỏn tim, khám phổi tìm ran rít, ngáy…Cho BN đi làm các CLS thường quy và CLS để tìm biến chứng cơ quan đích của tăng huyết áp.
-    Khi có KQ CLS về là lúc bắt đầu phải tư vấn bệnh nhân:
-    Khen trước: khen anh ta là cũng nhận thức được bệnh tăng huyết áp là bệnh mãn tính và phải điều trị suốt đời và anh đã làm được điều này.
-    Tuy nhiên, nếu chỉ uống thuốc đều mà không đi khám BS, không tái khám và làm xét nghiện định kỳ thì có thể có những kết quả tiêu cực ( như không rõ chỉ số huyết áp sẽ không đạt được mục tiêu điều trị hoặc có thể gây hạ huyết áp quá mức hoặc uống thuốc đang bị chống chỉ định do suy gan hoặc suy thận, suy tim hoặc có tác dụng phụ của thuốc) và không phải là có 1 thuốc là uống liên tục, anh cần phải tái khám để Bs theo dõi, điều chỉnh thêm bớt liều thuốc hoặc thêm bớt thuốc khác hoặc đổi thuốc khác cho phù hợp với tình trạng của BN. Ngoài việc tái khám bệnh đều đặn, anh A cần phải làm xét nghiệm CLS định kỳ để tìm các tổn thương cơ quan đích và tầm soát các bệnh lý khác hay kèm theo như đái tháo đường, rối loạn lipid máu…
-    Nói cho anh A biết rằng TĂNG HUYẾT ÁP là “kẻ giết người thầm lặng” nếu mình không theo dõi và quản lý tốt thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ( cấp tính và lâu dài)
-    Khi anh A đã hiểu việc phải tái khám đều đặn và uông thuốc theo chỉ định của BS thì chuyển qua tư vấn thay đổi lối sống: bỏ thuốc lá, hạn chế bớt rượu bia, giảm cân, giảm stress…nhấn mạnh cho anh A biết về các tác hại khác liên quan đến thuốc lá như bệnh phổi, ung thư, hôi miệng….cũng như việc uông rượu quá mức ngoài việc tốn tiền còn gây ra nhiều bệnh lý khác như bệnh gan, dạ dày, tai nạn giao thông…
-    Bàn về gia đình anh ta: anh còn trẻ, còn có gia đình với 2 con còn nhỏ, anh là trục cột, là chỗ dựa cho vợ con anh, anh là lao động chính nên vai trò của anh rất quan trọng cho nên anh càng phải quan tâm đến sức khỏe của mình hơn.
-    Về công việc của anh làm việc đòi hỏi phải cẩn thận, kỹ lưỡng nên nếu sức khỏe không tốt như hiện tại (chóng mặt hoa mắt, mệt, hồi hộp…) thì làm việc rất nguy hiểm. Hơn nữa anh A hơi thừa cân nên cũng không tốt cho việc di chuyển hay làm việc ở trên cao.
Từ những phân tích trên, BS sẽ khuyên BN thực hiện đó là: thay đổi lối sống: bỏ thuốc lá, hạn chế tối thiểu uống rượu bia, giảm bớt cân nặng, ăn lạt, bớt căng thẳng. cần phải tái khám và xét nghiệm định kỳ theo hẹn của BS, uống thuốc theo toa, không tự ý mua thuốc uống, nếu có vần đề gì phát sinh về bệnh thì phải tái khám lại hoặc báo cho BS kịp thời.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đối tượng và phương pháp

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Thông tin bệnh sử và chẩn đoán bệnh

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Các phản ứng quá mẫn với vắc xin vaccin
    Video 1
    12
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space