Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


3- Nhũ nhi

(Tham khảo chính: Nguyễn Thùy Châu - Võ Thành Liêm )

Thời kỳ này kéo dài từ 29 ngày – 2 tuổi.

1.1.1        Đặc điểm sinh lý:

Cơ thể trẻ lớn rất nhanh, đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao từ 120 – 130 kcal/ kg/ ngày. Trong 3 tháng đầu, trẻ tăng trung bình 20 gram/ngày. Đến 6 tháng thì đạt cân nặng gấp đôi khi sanh. Đến 12 tháng thì đạt gấp 3 cân nặng khi sanh. Lớp mỡ dưới da phát triển mạnh là cho trẻ có vẻ bụ bẩm tròn mập.

Ngủ giảm dần còn 14 -16 giờ một ngày. Tới 6 tháng, trẻ ngủ trung bình được 8 giờ một đêm. Tổ chức não trưởng thành 75% so với người lớn.

Chức năng tiêu hóa còn yếu nên thức ăn tốt nhất của trẻ là sữa mẹ. Nhưng đến tháng thứ 4 sữa mẹ không đủ cung cấp đủ nhu cầu năng lượng do đó cần cho trẻ ăn dặm thêm đúng cách.

Hoạt động thần kinh cao cấp được hình thành, trẻ phát triển tâm thần, vận động nhanh, trẻ biết cười, biết nói giao tiếp với mọi người xung quanh và hiểu được nhiều. Trong thời kỳ não phát triển nhanh, vỏ não trưởng thành dần. Các Globulin miễn dịch mẹ cho qua nhau thai và cho qua sữa mẹ giúp trẻ tránh được các bệnh truyền nhiễm trước 6 tháng tuổi.

Về tâm lý, quan hệ mẹ con hình thành và phát triển. Giao tiếp với người lớn là hoạt động chủ yếu và dần dần giao tiếp trở thành nhu cầu sống của trẻ. Khi vui, khi hờn giận, không vừa lòng, trẻ biết sử dụng gương mặt, mắt tiếng cười, tiếng khóc để bày tỏ cho người khác biết và làm theo ý mình. Song song đó trẻ có nhu cầu giao tiếp với đồ vật xung quanh và nảy sinh khả năng bắt chước hành vi cũng như ngôn ngữ. Đây là điều kiện tiên quyết để trẻ lớn thành người.

Một số mốc đánh giá sự phát triển:

·                Từ 2 tháng trương lực cơ các chi giảm dần, cổ giữ vững, nằm sấp thỉnh thoảng tự ngóc đầu; biết dõi mắt nhìn theo người hoặc vật.                          

·                Từ 3 tháng giảm dần phản xạ Moro, biết quay đầu lắng nghe biểu lộ tình cảm.

·                Từ 4 tháng biết lật, cười ra tiếng, biết la khóc vì sợ hãi, biết biểu lộ thích thú.

·                Từ 6 tháng, biết trườn, cổ giữ thẳng được đầu, chuyển vật từ tay này qua tay kia cầm, đưa vật vào miệng, nhặt đồ chơi bằng 5 ngón tay, biết nhận người lạ, và trốn các mối đe dọa.

·                Từ 9 tháng, tự ngồi vững, nhặt vật nhỏ bằng 2 ngón tay, phát âm và hiểu được từng tiếng, thích trò chơi âm thanh và hình ảnh.

·                Từ 12 tháng, bước đi, tự đứng dậy một mình, chơi được trò chơi đơn giản, nói câu 2 -3 từ, biết lời khen và cấm đoán.

·                12 tháng-15 tháng, trẻ bắt đầu đi chập chững, rồi đi được một mình do tiểu não dần dần hoàn thiện chức năng. Trẻ biết tranh giành đồ chơi, nghe và làm theo các chỉ dẫn hoặc động tác đơn giản, trẻ tò mò nhưng hoàn toàn chưa biết các mối nguy hiểm, trẻ dễ bị tai nạn.

·                18 tháng, trẻ chạy vững, bò được lên cầu thang, tiêu tiểu biết gọi, tự múc thức ăn nhưng không khéo.

·                21 tháng, trẻ biết vịn lên cầu thang, nói vài câu dài, biết rửa tay...

·                24 tháng trẻ bước xuống cầu thang được, nói được nhiều hơn, biết hát tự mặc đồ...

1.1.2        Đặc điểm bệnh lý:

Trong 2-3 tháng đầu, đặc điểm bệnh có thể giống với thời kỳ sơ sinh.

Do chức năng tiêu hóa còn yếu, nhu cầu dinh dưỡng cao, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, còi xương, suy dinh dưỡng…

Hệ thần kinh chưa được myeline hoá đầy đủ do quá trình ức chế và hưng phấn có xu hướng lan toả, nên các yếu tố gây bệnh dễ có phản ứng toàn thân như: sốt cao co giật, phản ứng não màng não.

Trẻ trên 6 tháng hệ thống miễn dịch chủ động yếu, miễn dịch thụ động giảm dần nên trẻ dễ mắc bệnh: sởi, ho gà, thủy đậu, bạch hầu.

1.1.3        Phòng ngừa:

Giáo dục khuyến khích và hướng dẫn bà mẹ cho con bú sữa mẹ ngay sau khi sinh cho đến 12 tháng. Hướng dẫn chế độ ăn dặm đúng cách, đủ chất phối hợp với cho bú sữa mẹ.

Theo dõi trẻ định kỳ, chích ngừa đầy đủ tại cơ sở y tế. 

  • 1 -Bào thai
  • 2- Sơ sinh
  • 3- Nhũ nhi
  • 4- Trẻ nhỏ
  • 5- Dậy thì - thiếu niên
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Giới thiệu

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Các yếu tố nguy cơ nhiễm H. Pylori

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Do mất cảm giác

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tăng huyết áp
    Mềm sụn thanh quản
    Kết luận
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space