Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


bài làm 2

(Tham khảo chính: tình huống )

Bài làm

Các vấn đề sức khỏe của bệnh nhân:

1.Sinh học: cao huyết áp tiên phát chưa được chẩn đoán và điều trị phù hợp .

-Béo phì độ 1 ( BMI: 27,6)

-Yếu tố nguy cơ: cha bị cao huyết áp

-Thói quen  nguy hại : thường xuyên uống bia và hút thuốc lá 10 điếu / ngày

2.Tâm lý:

-Ngại  đi khám bệnh tại cơ sở y tế

-Bận rộn , không có thời gian đi khám bệnh

-Chủ quan , xem thường bệnh tật : tự mua thuốc uống thường xuyên

3.Gia đình , xã hội: chưa quan tâm và động viên bệnh nhân đi khám bệnh

Cần phải làm gì để giúp anh A hiểu rõ về bệnh tật và tiếp tục điều trị như thế nào?

Bệnh nhân cần phải được tham vấn về các vấn đề sức khỏe đã nêu trên , muốn vậy BSGĐ cần phải tiến hành tốt các giai đoạn sau.

1.Giai đoạn 1 :Thiết lập mối quan hệ tốt : 

-Chào đón bệnh nhân một cách thân thiện với thái độ tôn trọng , nhã nhặn

-Tìm hiểu kỹ lý do đi khám bệnh lần này ( vì trước đây bệnh nhân lấy lý do bận việc nên không đi khám bệnh) đây chính là mấu chốt khiến bệnh nhân lo lắng phải đi khám bệnh vì lo sợ ( có thể là mệt mỏi chóng mặt, hoa mắt, ù tai kèm cơn hồi hộp, tim đập nhanh  ngày càng tăng thêm) 

-Tạo không khí thoải mái, không nóng vội : hỏi han về công việc ,những khó khăn khi lên cơn cao huyết áp mà vẫn phải làm việc ,những nguy hiểm khi đang ở độ cao mà lên cơn cao huyết áp. Hỏi về gia đình ,con cái, về vấn đề tự mua thuốc uống, có yên tâm khi tự mua thuốc uống mà không rõ mình bị bệnh gì ? không biết uống thuốc gì ?

-Lắng nghe cẩn thận những than phiền (mệt mỏi chóng mặt, hoa mắt, ù tai kèm cơn hồi hộp, tim đập nhanh , điều này dễ gây ra tai nạn trong khi làm việc vì bệnh nhân phải làm việc trong môi trường cần sự cẩn trọng và tâp trung cao độ - thợ điện) , những ưu tư lo lắng về bệnh tật, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống, gợi ý cho bệnh nhân nói lên các than phiền hiện tại về sức khỏe.

-Xác định bản chất của vấn đề : nguyên nhân lâu nay bệnh nhân không đi khám bệnh là gì? những lo lắng và mong đợi của bệnh nhân về vấn đề sức khỏe . BSGĐ cần khai thác kỹ và giải quyết các vấn đề này.

-Điều quan trọng cần cảnh báo với BN : các triệu chứng trên (mệt mỏi chóng mặt, hoa mắt, ù tai kèm cơn hồi hộp, tim đập nhanh ) là biểu hiện của cao huyết áp chưa được khống chế ,điều này rất dễ gây ra tai nạn lao động liên quan đến nghề nghiệp ( độ cao, điện giật, thao tác nhầm, đột quỵ ) những tai nạn trên sẽ dẫn đến hậu quả là mất việc làm ,ảnh hưởng đến thu nhập của cá nhân và gia đình, thậm chí có thể tử vong hoặc tàn phế.

2.Giai đoạn 2 : sau khi đã tạo được mối quan hệ tốt , chúng ta phải đáp ứng ngay nhu cầu của bệnh nhân : bị bệnh gì ( chẩn đoán bệnh), tác hại ra sao, cần phải làm gì ? vì vậy cần tiến hành :

-Khám lâm sàng :theo đầy đủ trình tự khám bệnh và kết luận :định bệnh cao huyết áp tiên phát / béo phì độ 1. 

-Tuy nhiên cần phải giải thích để làm thêm 1 số XN giúp tìm nguyên nhân và tìm các biến chứng của bệnh cao huyết áp ( nếu có) :

-Các XN cần làm : công thức máu, chức năng gan , thận, bộ mỡ máu ( SGOT, SGPT, LDL,HDL, triglyceride, cholesteron), đo ECG, XQ phổi.

3.Giai đoạn 3 :Quản lý việc tham vấn :

-Thông báo cho bệnh nhân biết chẩn đoán cuối cùng sau khi đã tổng hợp các kết quả XN. Có thể thông báo cho bệnh nhân bằng cách hẹn trực tiếp hoặc qua điện thoại ( nếu bệnh nhân quá bận) từ đó nhấn mạnh lại những cảnh báo nguy hiểm nếu bệnh nhân không tuân thủ điều trị và tái khám theo lời dặn  ( có thể khám trong hoặc ngoài giờ hành chánh ), không được tự ý mua thuốc điều trị như trước đây.

-Giải thích tình trạng bệnh : bệnh cao huyết áp tiên phát là bệnh phải điều trị suốt đời để kiểm soát HA ổn định nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm như :đột quị, thiếu máu, nhồi máu cơ tim,suy tim...

-Bệnh nhân cần biết các yếu tố nguy cơ làm bệnh phức tạp thêm như : dư cân , béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia... từ đó tư vấn để bệnh nhân hiểu được các mặt lợi hại của các hành vi : hút thuốc , ăn uống quá độ ... và từ đó tự điều chỉnh các hành vi xấu của mình.

-Vạch ra kế hoạch điều trị cụ thể bao gồm : dùng thuốc đúng , đủ , đều , chế độ sinh hoạt hợp lý, luyện tập giảm cân, tái khám theo hẹn.

-Cung cấp đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến bệnh trước khi bệnh nhân ra về

-Ghi nhận tất cả phản hồi của bệnh nhân

-Hẹn ngày tái khám thuận lợi nhất cho bệnh nhân

4.Tư vấn thay đổi hành vi : 

-Bệnh nhân này có các hành vi không có lợi cho sức khỏe như : hút thuốc lá nhiều, thói quen ăn uống không hợp lý gây ra béo phì,uống nhiều bia, vì vậy cần tư vấn để thay đổi hành vi cải thiện sức khỏe.

-Giúp bệnh nhân hiểu rõ: hút thuốc lá dễ bị ung thư phổi, khói thuốc lá làm ảnh hưởng xấu đến mọi người trong gia đình nhất là trẻ em ( hút thuốc lá thụ động), tốn kém tiền bạc. Béo phì ảnh hưởng xấu đến hệ tim mạch và tiến trình điều trị cao huyết áp, ảnh hưởng đến nội tiết và xương khớp...

-Tuy nhiên Vấn đề thay đổi thói quen uống bia, hút thuốc lá là vấn đề khó khăn, dễ thất bại, cần sự quyết tâm của BN và yếu tố hỗ trợ tích cực của gia đình ( những tác hại lên mọi thành viên trong gia đình qua việc bị hút thuốc lá thụ động, )

-Cần nhấn mạnh quyết tâm của  bệnh nhân là quan trọng nhất trong quá trình thay đổi hành vi. Khi bệnh nhân đã có đủ quyết tâm thay đổi, chúng ta giúp bệnh nhân tự thay đổi hành vi và tiến hành theo các bước sau:

. Dự định thay đổi hành vi

. Chuẩn bị

. Thực hiện

. Duy trì

-Đây là quá trình trị liệu vất vả và kéo dài (thường trên 6 tháng ) vì vậy cần phải có sự phối hơp tốt của gia đình, đoàn thể cộng đồng, xã hội và bác sỹ gia đình: động viên , khuyến khích, tư vấn khi gặp khó khăn.

5.Tóm tắt lại các vấn đề ở bệnh nhân : Cao huyết áp tiên phát- béo phì- có hành vi không tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe : hút thuốc lá, uống bia, ăn uống không hợp lý.

6.Kế hoạch điều trị cụ thể:

A.Sinh học : Cao huyết áp tiên phát/ béo phì: 

-Dùng thuốc ức chế calci : Amlor 5mg, uống mỗi ngày 1 viên

-Hạ mỡ máu ( nếu XN có tăng mỡ máu): Atorvastatin 20 mg mỗi ngày uống 1 viên

-Chống ngưng tập tiểu cầu : Aspirin 81  mỗi ngày 1 viên.

-Thiết kế chế độ ăn giảm cân cho bệnh nhân.

-Đánh giá lại sau 1 tháng và hẹn tái khám định kỳ

-Khi bệnh nhân đã thật sự quyết tâm cai thuốc lá và giảm cân. BSGĐ cần phải lên kế hoạch thật cụ thể , chi tiết để bệnh nhân tiến hành thay đổi hành vi được thuận lợi .

B.Tâm lý :

-Sau khi được tư vấn kỹ bệnh nhân sẽ không dám tự ý mua thuốc uống mà không có chỉ định của bác sỹ và sẽ sắp xếp thời gian để có thể tái khám đúng hẹn.

-Không còn thái độ xem thường sức khỏe bản thân nữa

-An tâm điều trị , không còn sợ bị lên cơn cao huyết áp làm ảnh hưởng đến công việc

C.Gia đình và xã hội: 

-Quan tâm, chăm sóc, nhắc nhở tuân thủ điều trị ,tập thể dục, dưỡng sinh và giúp đỡ , động viên thay đổi thói quen uống bia, hút thuốc.

 

  • bài làm 1
  • bài làm 2
  • bài làm 3
  • bài làm 4
  • bài làm 5
  • bài làm 6
  • bài làm 7
  • bài làm 8
  • bài làm 9
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    tham vấn trị liệu

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống minh họa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Khám lâm sàng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    THAI NGHÉN CÓ NGUY CƠ CAO
    Xử trí ong đốt ở trẻ em
    Điều trị - theo dõi
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space