Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Quản lý bệnh nhân

(Tham khảo chính: ICPC )

Quản lý

          Đái tháo đường thai kỳ làm gia tăng nguy cơ biến chứng lúc sinh cũng như gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường ở mẹ sau khi sinh. Mặc dù có một số quan điểm không đồng ý nhưng nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng cho thấy nguy cơ đái tháo đường thai kỳ có thể giảm bằng cách thay đổi lối sống, tập vận động và có chế độ ăn thích hợp.

Thay đổi lối sống

           Sau khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, điều trị đầu tiên là tư vấn dinh dưỡng, vận động thể lực và kiểm soát cân nặng dựa theo cân nặng trước sinh. Có khoảng 70-85% phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ có thể kiểm soát được bệnh bằng cách thay đổi lối sống. Mục tiêu đường huyết cần đạt:

       §  Đường huyết đói ≤ 95 mg/dL (5.3 mmol/L) và một trong hai tiêu chuẩn sau:

       - Đường huyết 1 giờ sau ăn ≤ 140 mg/dL (7.8 mmol/L) hoặc

       - Đường huyết 2 giờ sau ăn ≤ 120 mg/dL (6.7 mmol/L)

Dùng thuốc

           Với những phụ nữ mang thai có nồng độ đường huyết quá cao thì có thể phải dùng thuốc ngay sau khi được chẩn đoán. Thuốc lựa chọn đầu tay vẫn là insulin. Một số nghiên cứu cho thấy dùng Metformin và Glyburide trong thời gian ngắn thì an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên vì hai thuốc này đều qua được nhau thai nên việc sử dụng lâu dài hiện chưa được chứng minh. Sulfonylureas có thể gây hạ đường huyết sơ sinh, metformin ít gây hạ đường huyết và ít gây tăng cân hơn nhưng có thể làm tăng nguy cơ sanh non.

  • Mục tiêu
  • Tình huống ví dụ
  • Tổng quan ĐTĐ trong thai kỳ
  • Định nghĩa
  • Tầm soát
  • Tư vấn trước khi mang thai
  • Mục tiêu đường huyết trong thai kỳ
  • Quản lý bệnh nhân
  • Quản lý thai kỳ
  • Chăm sóc hậu sản
  • Tóm tắt khuyến cáo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Khám toàn thân cho thai phụ

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sốc nhiễm khuẩn

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đánh giá độ nặng và phân tầng nguy cơ của đợt cấp BPTNMT

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mục tiêu
    Chẩn đoán phân biệt
    Đau TK tọa
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space