Sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ đòi hỏi việc phải chỉnh liều insulin cho phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nhu cầu insulin giảm. Phụ nữ bị đái tháo đường típ 1 thường dễ bị hạ đường huyết nếu không được theo dõi sát. Trong 3 tháng giữa thai kỳ, có sự gia tăng đề kháng insulin với tốc độ nhanh chóng, do đó cần tăng liều insulin mỗi 1-2 tuần để đạt được đường huyết mục tiêu. Nên chia tổng liều insulin thành 2 phần, phần nhỏ hơn (<50% tổng liều) để điều trị như insulin nền, phần lớn hơn (>50% tổng liều) để kiểm soát đường huyết sau bữa ăn. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, sự đề kháng insulin lại giảm dần.
Vì việc kiểm soát insulin trong thai kỳ rất phức tạp, nên với những sản phụ cần điều trị bằng insulin thì bác sĩ gia đình nên phối hợp chuyển bệnh nhân đến một nhóm các chuyên gia bao gồm bác sĩ chuyên khoa nội tiết, bác sĩ sản khoa, chuyên gia dinh dưỡng, y tá và nhân viên xã hội.
Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả . Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm
Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)