Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Định nghĩa

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Định nghĩa

        Trước đây, đái tháo đường thai kỳ được xác định khi có bất thường nồng độ đường huyết tương tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, bất kể tình trạng này có thể đã có từ trước khi mang thai hoặc tồn tại sau khi mang thai. Định nghĩa này giúp phát hiện và phân loại đái tháo đường thai kỳ một cách dễ dàng, nhưng lại bị giới hạn bởi sự thiếu chính xác.

         Sự tăng nhanh của bệnh béo phì đã dẫn đến gia tăng bệnh đái tháo đường típ 2 nhiều hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đồng thời cũng gia tăng số lượng phụ nữ mang thai bị bệnh đái tháo đường típ 2 không được chẩn đoán. Chính vì vậy, việc tiến hành tầm soát đái tháo đường típ 2 cho những phụ nữ có nguy cơ (bảng 1) và sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán của những người không mang thai (bảng 2) ở lần khám thai đầu tiên rất cần thiết. 

         Phụ nữ phát hiện đái tháo đường trong 3 tháng đầu thai kỳ được xếp vào nhóm bị đái tháo đường típ 2. Đái tháo đường thai kỳ là đái tháo đường phát hiện vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ, đái tháo đường này có thể là típ 1 hoặc típ 2.

 

Bảng 1:

Tiêu chuẩn tầm soát đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường ở người lớn không có triệu chứng

Tầm soát nên được thực hiện ở tất cả người lớn thừa cân (BMI ≥ 25 kg/mhay ≥ 23 kg/m2 ở người Châu Á) có kèm các yếu tố nguy cơ sau:

§   Không vận động thể chất

§   Tiền sử gia đình bị đái tháo đường

§   Thuộc sắc dân có nguy cơ cao (Châu Phi, Mỹ La Tinh, Châu Á, Thái Bình Dương)

§   Phụ nữ sinh con ≥ 4 kg hoặc đã từng được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ.

§   Tăng huyết áp (≥ 140/90 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp)

§   HDL cholesterol < 35 mg/dL (0.90 mmol/L) và/ hoặc nồng độ triglyceride > 250 mg/dL

§   (2.82 mmol/L)

§   Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang.

§   A1C ≥ 5.7% (39 mmol/mol)

§   Tình trạng lâm sàng khác liên quan đến đề kháng insulin.

§   Tiền sử bệnh mạch vành

Đối với tất cả mọi người, nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 45.

Nếu kết quả bình thường, nên tiến hành tầm soát ít nhất mỗi 3 năm. Xem xét tầm toát với thời gian gần hơn tùy thuộc vào kết quả ban đầu (ví dụ, với những người tiền đái tháo đường nên được tầm soát mỗi năm) và tình trạng các yếu tố nguy cơ.

 Bảng 2: 
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường ở người lớn
Đường huyết đói ≥ 126 mg/dL (7.0 mmol/L), nhịn đói ít nhất 8 giờ 
Hoặc
Đường huyết 2 giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
Hoặc
HbA1C ≥ 6.5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm được thực hiện tại phòng xét nghiệm được chuẩn hóa theo chương trình chuẩn hóa Glyco-hemoglobin quốc gia (National Glyco-hemoglobin Standardization Program – NGSP)
Hoặc
Đường huyết bất kỳ ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) kèm theo triệu chứng điển hình của tăng đường huyết.
*Các xét nghiệm nên được thực hiện 2 lần.


 

 

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu
  • Tình huống ví dụ
  • Tổng quan ĐTĐ trong thai kỳ
  • Định nghĩa
  • Tầm soát
  • Tư vấn trước khi mang thai
  • Mục tiêu đường huyết trong thai kỳ
  • Quản lý bệnh nhân
  • Quản lý thai kỳ
  • Chăm sóc hậu sản
  • Tóm tắt khuyến cáo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Trị viêm bàng quang cấp

    3931/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    phác đồ chẩn đoán điều trị chữa bệnh ung thư đại tràng

    phác đồ BV Ung bướu - TP HCM.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ chuyên môn

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Biểu hiện lâm sàng và chẩn đoán khối vú sờ thấy được
    Khám bàn tay_S20
    quyết định vv bổ nhiệm ts.bs. võ thành liêm giảng viên bộ môn y học gia đình khoa y kiêm nhiệm chức vụ trưởng phòng khnv thuộc pkđk, quyết ddunhj vv hỗ trợ công tác đối với ông đỗ ngọc hoan

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space