Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Nhiễm cytomegalovirus

(Tham khảo chính: 4568/QĐ-BYT )

  1. ĐẠI CƯƠNG:

- Cytomegalovirus (CMV) là vi rút thường gặp và lây lan qua tiếp xúc với các dịch, qua quan hệ tình dục. Nhiều người có thể bị nhiễm bệnh nhưng không có biểu hiện lâm sàng. Phụ nữ đang mang thai nhiễm CMV có thể truyền cho các trẻ sơ sinh hoặc trong quá trình thai nghén hoặc sau khi sinh có thể gây nên những biến chứng nặng nề cho trẻ như tật sọ nhỏ, điếc, giảm thị lực hoặc chậm phát triển trí tuệ. Ở Hoa Kỳ, khoảng 1% sơ sinh bị nhiễm CMV.

  1. CĂN NGUYÊN:

CMV gồm nhiều loại vi rút thuộc nhóm β herpes virus thường ẩn trong nguyên bào sợi để phân chia và tăng trưởng. CMV có mặt trên toàn cầu, được phân lập từ bệnh nhân mắc bệnh “tế bào to có chứa túi to trong nhân, và túi nhỏ hơn trong tế bào chất”. CMV gây nhiều bệnh cho mọi lứa tuổi từ các khuyết tật bẩm sinh nặng nề cho đến các rối loạn bệnh lý của hội chứng “tế bào to đơn nhân”, nhiễm toàn thân ở người suy giảm miễn dịch.

Điều kiện lây lan: Cuộc sống cộng đồng, vệ sinh cá nhân kém. CMV có trong nước tiểu, phân người, nước bọt và sữa mẹ. Khi trong gia đình có một bé bị lây nhiễm thì trong vòng 6 tháng 50% thành viên gia đình có CMV +.

CMV lây truyền qua tiếp xúc lâu dài, CMV có thể lây truyền qua đường tình dục (CMV có trong tinh dịch và chất nhầy cổ tử cung), truyền máu.

Khi bị nhiễm CMV, người bệnh mang CMV suốt đời mặc dù không có triệu chứng. Đợt tái phát sẽ xảy ra khi suy giảm miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, dùng thuốc ức chế miễn dịch lâu dài.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

3.1. Nhiễm CMV ở người lớn và trẻ em

- Nhiễm CMV ở mọi lứa tuổi, nhưng gặp nhiều ở thanh niên có hoạt động tình dục nhiều.

- Thời gian ủ bệnh: 20-60 ngày.

- Triệu chứng lâm sàng: Sốt cao kéo dài, mệt mỏi nhiều, khó chịu, nặng hơn thì đau cơ nhức đầu, lách to. Đôi khi nổi mẩn giống nhiễm Rubella, viêm họng xuất tiết, viêm hạch bạch huyết ở cổ. Bệnh tiến triển nặng gây viêm phổi kẽ, viêm màng tim, viêm khớp, viêm não.

3.2. Nhiễm CMV bẩm sinh và chu sinh

- Thai nhi nhiễm CMV có thể không có triệu chứng hoặc có thể bị thể nặng lan rộng toàn thân. Chỉ những thai nhi có mẹ bị nhiễm CMV lần đầu khi mang thai mới có triệu chứng lâm sàng: Đốm xuất huyết, gan to, lách to, vàng da (60-80%), sọ nhỏ, não teo, vôi hóa nhu mô não, thai chậm phát triển trong tử cung (30-50%). Thoát vị bẹn và viêm võng mạc.

- Trẻ sơ sinh cũng có thể bị nhiễm CMV khi đẻ, bú mẹ, hay do tiếp xúc với các dịch tiết khác của mẹ. Có tới 40-60% trẻ bú mẹ hơn 1 tháng sẽ bị lây nhiễm nếu mẹ có huyết thanh dương tính với CMV. Trẻ non tháng bị viêm phổi kẽ kéo dài, tác nhân gây bệnh có thể do Chlamydia trachomatis, Chlamydia pneumocystis hay Ureaplasma urealyticum.

- Cân nặng thấp, viêm hạch, nổi mẩn, viêm gan, thiếu máu.

  1. XÉT NGHIỆM:

- Bệnh nhân có thể bị thiếu máu, lympho tăng cao, giảm tiểu cầu, men gan tăng, bilirubin máu cao, protein dịch não tủy cao.

- Phân lập siêu vi CMV trong nước bọt, nước tiểu, dịch tiệt âm đạo, tinh dịch.

- Kháng thể kháng CMV trong máu dương tính sớm nhất 4 tuần sau nhiễm bệnh, CMV-IgM dương tính bệnh nhân mới nhiễm hoặc mới tái phát. IgG cần xét nghiệm 2 lần, nếu tăng gấp 4 lần thì bệnh vừa tái hoạt động. Xác định CMV-DNA bằng PCR cho kết quả nhanh, giúp tiên lượng bệnh, giúp chẩn đoán viêm não hay viêm tủy khi xét nghiệm trong dịch não tủy. Nếu số lượng CMV cao, có thể phát hiện được các tế bào đặc hiệu của bệnh trong vài ngày (tế bào biểu mô phình to, chứa vi rút trong một túi không bào).

  1. CHẨN ĐOÁN:

5.1. Chẩn đoán xác định: Dựa vào các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm.

5.2. Chẩn đoán phân biệt:

Nhiễm rubella, giang mai, toxoplasmosis, herpes simplex virus, enterovirus, nhiễm khuẩn huyết.

  1. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG:

- Hầu hết bệnh nhân hồi phục không di chứng, tuy bị mệt mỏi kéo dài. Rất hiếm khi nhiễm CMV đưa đến tử vong, khi bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

- Tiên lượng rất xấu đối với các trẻ nhiễm CMV bẩm sinh thể nặng, tử vong 20-30%, nếu có sống sót cũng sẽ nhiều di chứng chậm phát triển trí tuệ, điếc bẩm sinh.

  1. ĐIỀU TRỊ VÀ PHÒNG BỆNH:

- Chủ yếu là dự phòng, sàng lọc kỹ máu, tủy xương, tạng ghép trước khi cấy ghép.

- Chưa có vắc xin dự phòng CMV. Có thể dùng CMV-globulin miễn dịch để hạn chế bớt các bội nhiễm cho người ghép tạng, hoặc dự phòng cho các bé có mẹ nhiễm tiên phát CMV trong lúc mang thai .

- Acyclovir hay valacyclovir có thể hạn chế bớt lây nhiễm CMV trong lúc mang thai. Ganciclovir có thể hiệu quả làm nhẹ bớt triệu chứng ở người suy giảm miễn dịch nhưng dễ bị kháng thuốc.

- Foscarnet chế men CMV - DNA polymerase, thuốc nhiều tác dụng phụ, khó sử dụng.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102214568_QD-BYT_219072_cac benh lay qua duongtinhduc.doc .....(xem tiếp)

  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm chlamydia trachomatis Sinh dục - tiết niệu
  • Bệnh hạ cam
  • Bệnh hột xoài
  • Bệnh u hạt bẹn hoa liễu
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Bệnh sùi mào gà
  • Herpes sinh dục
  • U mềm lây
  • Nhiễm cytomegalovirus
  • Viêm gan B
  • Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS
  • Viêm âm hộ - âm đạo do candida
  • Viêm âm đạo do trùng roi (trichomoniasis)
  • Bệnh ghẻ (scabies)
  • rận mu (phthirus pubis)
  • Hướng dẫn chung quản lý các nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS)
  • Hội chứng đau bụng dưới
  • Hội chứng loét sinh dục
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    TÌNH DỤC AN TOÀN VÀ ĐỒNG THUẬN

    4128/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Rối loạn phân ly

    2058/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Vận động cộng đồng trong giáo dục sức khỏe

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
    Á VẢY NẾN (PARAPSORIASIS)
    tầm soát HIV
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space