Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS

(Tham khảo chính: 4568/QĐ-BYT )

  1. ĐẠI CƯƠNG:

HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Human Immuno-deficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 type là HIV-1 và HIV-2.

AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải).

AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. Thuật ngữ AIDS được dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.

  1. CĂN NGUYÊN:

2.1. Tác nhân gây bệnh:

- Bệnh do vi rút gây phá hủy các tế bào của hệ miễn dịch khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các vi rút, vi khuẩn và nấm gây bệnh.

- HIV có thể tồn tại ở trong cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ.

- Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV.

- Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV bị tiêu diệt. Ví dụ:

+ HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70o, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%...

+ Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết.

2.2. Cách lây truyền: HIV lây truyền thông qua 3 đường

- Quan hệ tình dục: có QHTD với người nhiễm HIV

- Đường máu: dùng chung các dụng cụ tiêm chích (đặc biệt đối với những người tiêm chích ma túy), xăm trổ qua da; có thể qua truyền máu (tại những nơi việc sàng lọc máu trước khi truyền không được tiến hành cẩn thận); có thể lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với máu của người nhiễm HIV...

- Từ mẹ sang con: em bé sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV có thể lây HIV từ mẹ trong quá trình mang thai, lúc sinh và khi mẹ cho con bú.

  1. CHẨN ĐOÁN:

3.1. Nhiễm HIV được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng trên người lớn:

3.1.1. Giai đoạn 1:

- Không có triệu chứng

- Hạch toàn thân, to, dai dẳng

- Xét nghiệm CD4 > 500TB/mm3

3.1.2. Giai đoạn 2:

- Sụt cân < 10% cân nặng không rõ nguyên nhân

- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm hầu họng, viêm Amidane, viêm tai giữa... )

- Zonna (Herpes Zoster)

- Viêm khóe miệng, loét miệng tái diễn

- Phát ban dát, sẩn ngứa

- Viêm da bã nhờn

- Nhiễm nấm móng

- Xét nghiệm CD4 350 – 499 TB/mm3

3.1.3. Giai đoạn 3:

- Sụt cân > 10% cân nặng không rõ nguyên nhân.

- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài trên 1 tháng.

- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài trên 1 tháng.

- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.

- Bạch sản lông ở miệng.

- Lao phổi.

- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết).

- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.

- Thiếu máu (Hb < 80g/L), giảm bạch cầu trung tính và hoặc giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân.

- Xét nghiệm CD4 200 – 349TB/mm3

3.1.4. Giai đoạn 4:

- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân > 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy kéo dài > 1 tháng, sốt kéo dài > 1 tháng không rõ nguyên nhân).

- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).

- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu môn kéo dài hơn 1 tháng).

- Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm Candida ở khí quản, phế quản, phổi).

- Lao ngoài phổi.

- Sarcoma Kaposi.

- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.

- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.

- Bệnh lý não do HIV.

- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.

- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC lan tỏa)…

- Xét nghiệm CD4 < 200 TB/mm3

3.2. Cận lâm sàng:

3.2.1. Xét nghiệm kháng thể: Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Quy trình gồm sàng lọc ban đầu bằng xét nghiệm ELISA. Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

3.2.2. Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm tìm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại vi, và phản ứng chuỗi polymerase.

3.2.3. Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch: đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, microglobulin beta huyết thanh, kháng nguyên p24...

3.2.4. Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội như giang mai, viêm gan B, lao...

  1. ĐIỀU TRỊ:

4.1. Điều trị bằng thuốc ARV cho người lớn:

4.1.1. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV cho người lớn:

- Người nhiễm HIV có số lượng tế bào TCD4 ≤ 350 tế bào/mm3 không phụ thuộc giai đoạn lâm sàng hoặc

- Người nhiễm HIV ở giai đoạn lâm sàng 3, 4 không phụ thuộc số lượng tế bào TCD4.

4.1.2. Phác đồ điều trị:

4.1.2.1. Phác đồ bậc 1:

- Phác đồ chính:

+ TDF + 3TC + EFV hoặc TDF + 3TC + NVP

+ Chỉ định: Sử dụng một trong hai phác đồ này cho tất cả các người bệnh bắt đầu điều trị ARV.

TDF (tenofovir): 300mg uống 01 lần/ngày

3TC (lamivudin): 300mg uống 01 lần/ngày

EFV (efaviren): 600mg uống 01 lần vào buổi tối

NVP (nevirapin): 200mg uống 01 lần/ngày trong 02 tuần, sau đó uống 02 lần/ngày cách nhau 12 giờ.

- Phác đồ thay thế

+ AZT + 3TC + EFV hoặc AZT + 3TC + NVP

+ Chỉ định: Sử dụng một trong hai phác đồ này khi người bệnh có chống chỉ định với TDF.

AZT (zidovudine): 300mg uống 02 lần/ngày. Trước khi điều trị xét nghiệm Hemoglobin, xét nghiệm lại sau 01 tháng và 06 tháng/lần hoặc khi nghi ngờ thiếu máu.

Các thuốc 3TC, EFV, NVP cách uống giống như phác đồ chính.

4.1.2.2. Phác đồ bậc 2:

Phác đồ bậc 1

Phác đồ bậc 2

TDF + 3TC + NVP/EFV

AZT + 3TC

+

LPV/r hoặc ATV/r

AZT + 3TC + NVP/EFV

TDF + 3TC

 

- Các thuốc TDF, 3TC, NVP, EFV, AZT cách uống giống như phác đồ bậc 1

- LPV/r (lopinavir/ritonavir): 400mg/100mg uống 02 lần/ngày cách nhau 12 giờ

- ATV/r (atazanavir/ritonavir): 300mg/100mg uống 01 lần/ngày

4.2. Phác đồ điều trị cho các đối tượng khác:

4.2.1. Điều trị cho bệnh nhân đồng nhiễm HIV và viêm gan B:

- Phác đồ điều trị ARV cho người bệnh đồng nhiễm HIV với viêm gan B: TDF + 3TC + EFV

4.2.3. Điều trị cho bệnh nhân đồng nhiễm viêm gan C: giống như điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV không mắc viêm gan C.

4.2.4. Điều trị cho người nghiện chích ma túy: lựa chọn phác đồ bậc 1 tương tự như các bệnh khác.

4.2.5. Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai: Phác đồ dự phòng lây truyền mẹ - con ban hành kèm Quyết định 4139/QĐ-BYT ngày 2/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế:

Mẹ

Khi mang thai

AZT (Zidovudine) 300mg x 2lần/ngày, uống hàng ngày từ tuần thai thứ 14 hoặc ngay khi phát hiện nhiễm HIV sau tuần thai thứ 14 cho đến khi chuyển dạ

Khi chuyển dạ

- NVP 200mg + AZT 600mg + 3 TC 150mg.

- Sau đó 12 giờ một lần AZT 300mg + 3TC 150mg cho đến khi đẻ.

Sau đẻ

AZT 300mg + 3TC 150 mg ngày 2 lần trong 7 ngày

Con

Ngay sau khi sinh

NVP liều đơn 6mg uống một lần ngay sau sinh + AZT 4mg/kg uống ngày 2 lần

Sau sinh

Tiếp tục AZT 4mg /kg uống 2 lần một ngày trong 4 tuần

  1. Dự phòng:

5.1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

- Sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng.

- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.

5.2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

- Không dùng chung bơm kim tiêm.

- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi đã xét nghiệm HIV.

- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng.

- Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...

5.3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con: 4 thành tố

1. Dự phòng sớm lây truyền HIV cho phụ nữ

2. Phòng tránh mang thai ngoài ý muốn cho phụ nữ nhiễm HIV

3. Can thiệp cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai

4. Các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị thích hợp cho cặp mẹ và con sau sinh

- Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi

- Tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ

- Khuyến khích trì hoãn quan hệ tình dục đối với thanh thiếu niên

- Thực hành tình dục an toàn

- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

- Tư vấn và cung cấp các biện pháp tránh thai.

- Tư vấn xét nghiệm HIV

- Tư vấn thực hiện tình dục an toàn

- Chăm sóc thai nghén

- Tư vấn và xét nghiệm

- Đánh giá giai đoạn lâm sàng và miễn dịch

- Điều trị DPLTMC

- Thực hành sản khoa an toàn

- Điều trị cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV

- Tư vấn nuôi dưỡng trẻ sau sinh

- Các dịch vụ can thiệp cho bà mẹ

- Các dịch vụ can thiệp cho trẻ phơi nhiễm

- Các dịch vụ can thiệp cho trẻ nhiễm HIV

 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102214568_QD-BYT_219072_cac benh lay qua duongtinhduc.doc .....(xem tiếp)

  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm chlamydia trachomatis Sinh dục - tiết niệu
  • Bệnh hạ cam
  • Bệnh hột xoài
  • Bệnh u hạt bẹn hoa liễu
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Bệnh sùi mào gà
  • Herpes sinh dục
  • U mềm lây
  • Nhiễm cytomegalovirus
  • Viêm gan B
  • Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS
  • Viêm âm hộ - âm đạo do candida
  • Viêm âm đạo do trùng roi (trichomoniasis)
  • Bệnh ghẻ (scabies)
  • rận mu (phthirus pubis)
  • Hướng dẫn chung quản lý các nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS)
  • Hội chứng đau bụng dưới
  • Hội chứng loét sinh dục
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Sơ đồ chẩn đoán và xử trí phản vệ

    51/2017/TT-BYT .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Phác đồ khám phụ khoa

    Sản phụ - phòng khám đa khoa Phạm Ngọc Thạch.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tóm tắt

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    ĐẠI CƯƠNG VỀ DINH DƯỠNG
    Tham khảo
    Bệnh lý cơ tim
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space