Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bệnh u hạt bẹn hoa liễu

(Tham khảo chính: 4568/QĐ-BYT )

  1. ĐẠI CƯƠNG:

Bệnh u hạt bẹn là một bệnh lây truyền qua đường tình dục mạn tính hay còn gọi là bệnh Donovanosis do trực khuẩn Gram (-) Calymmmatobacterium granulomatis gây nên.

Trước khi có kháng sinh, bệnh Donovan có tỷ lệ mắc khá cao ở nhiều nước trên thế giới. Các nước có tỷ lệ mắc cao thành bệnh dịch ở Nam Trung Quốc, Đông và Tây Ấn Độ, Bắc Úc. Hiện nay, bệnh đã giảm nhiều, chỉ còn gặp ở các nước đang phát triển. Cũng như các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, bệnh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 20-40, nam nhiều hơn nữ. Thời gian ủ bệnh không rõ ràng, dao động từ 1-360 ngày, trung bình khoảng 17 ngày. Bệnh có thể lây truyền qua phân, vi trùng xâm nhập vào da niêm mạc bị xây xước. Trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm bệnh khi đẻ qua đường sinh dục người mẹ bị bệnh, do vậy cần tắm rửa sạch trẻ khi sinh.

  1. CĂN NGUYÊN:

Tác nhân gây bệnh lần đầu tiên được Donavan mô tả vào năm 1905. C. granulomatis  là vi khuẩn Gram (-) nằm trong và ngoài thể Donovan, chúng có nhiều hình thái, cầu trùng, cầu trực trùng và trực trùng. Nghiên cứu DNA, một số tác giả xếp loại vi khuẩn vào nhóm Klebsiella nhưng nhiều tác giả khác vẫn cho rằng nó thuộc nhóm Calymmmatobacterium.

Vi khuẩn xâm nhập vào da niêm mạc, thường ở vùng sinh dục qua các sang chấn. Biểu hiện ban đầu là cục cứng nhỏ. Thường xảy ra ở những người vệ sinh vùng sinh dục kém.

  1. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:

Biểu hiện lâm sàng ban đầu thường là cục hoặc sẩn, sau đó sẽ loét. U hạt loét là thể thường gặp nhất, thương tổn có thể đơn độc hoặc nhiều, màu thịt, không mềm, vết loét rắn màu đỏ và dễ chảy máu khi chạm vào. Thể quá sản hoặc sùi có thương tổn loét hoặc quá sản nổi cao trên mặt da, bờ không đều, thương tổn hoại tử sâu, loét mùi hôi thối do tổ chức bị hủy hoại và gây xơ cứng hoặc sẹo gây hình ảnh bệnh lý đặc trưng là xơ hóa hoặc sẹo lan rộng. Thương tổn vùng sinh dục gặp 90% trường hợp và thương tổn bẹn gặp 100% trường hợp. Vị trí tổn thương thường gặp ở nam giới là bao, rãnh quy đầu, dây hãm dương vật, thân dương vật. Ở nữ gặp thương tổn ở môi nhỏ, chạc âm hộ. Thương tổn ở cổ tử cung có thể nhầm với ung thư cổ tử cung. Thương tổn ngoài sinh dục có thể gặp khoảng 6% trường hợp và dễ bị bỏ qua ở nhưng nơi không phải là bệnh dịch u hạt bẹn. Các vị trí có thể gặp là môi, lợi, má, vòm họng, thực quản, mũi, họng, cổ, ngực. Tuy nhiên, thương tổn ngoài sinh dục thường kết hợp với thương tổn tiên phát ở sinh dục. Ít gặp viêm hạch bạch huyết và bệnh lan rộng. Có thể gặp thương tổn lan rộng thứ phát ở gan, xương và gặp trên phụ nữ có thai, bệnh tiến triển nặng hơn khi có thai. Viêm đa khớp và viêm tủy xương hiếm gặp. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng tai.

3.2. Biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất là giả phù voi, gặp nhiều ở nữ. Bệnh có thể gây chít hẹp niệu đạo, âm đạo, hậu môn do xơ cứng và có thể phải can thiệp ngoại khoa. Bệnh có thể đồng nhiễm với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như giang mai…

  1. XÉT NGHIỆM:

- Thường lấy bệnh phẩm ở rìa thương tổn, nhuộm Giemsa hoặc Leishman. Trong đó nhuộm Giemsa chậm để bệnh phẩm 24h cho kết quả 100%.

- Bằng phương pháp phiến phết Papanicolaou có thể xác định được thể Donovan.

- Các xét nghiệm huyết thanh có thể làm là cố định bổ thể, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp.

- PCR đã được thực hiện với primers đặc hiệu. GUMP (Genital ulcer disease multiplex PCR) test được thực hiện để chẩn đoán các loét hoa liễu.

  1. CHẨN ĐOÁN:

5.1. Chẩn đoán xác định

- Tiền sử quan hệ tình dục với người bị bệnh.

- Lâm sàng.

- Xét nghiệm: Tìm thể Donovan.

5.2. Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với các bệnh lây truyền qua đường tình dục có loét khác như loét giang mai, sẩn phì đại giang mai, loét hạ cam và loét herpes. Các loét do amip hoặc carcinoma gây phá hủy hoặc hoại tử tổ chức cũng cần được phân biệt.

  1. ĐIỀU TRỊ:

Azitromycin là thuốc được lựa chọn hiện nay, có hai cách dùng: 500mg/ngày trong 1 tuần hoặc azitromycin 1g/tuần trong 4-6 tuần. WHO khuyến cáo liều dùng 1g, sau đó 500mg hàng ngày cho đến khi khỏi. CDC đưa phác đồ 1g/tuần trong ít nhất 3 tuần cho đến khi khỏi bệnh. Trẻ em liều dùng 20mg/kg cân nặng trong 1 tuần. Trẻ sơ sinh mà mẹ bị bệnh không điều trị dùng liều dự phòng 20mg/kg cân nặng trong 3 ngày.

Các kháng sinh khác dùng theo vùng địa lý như chloramphenicol ở Papua New Guine, cotrimoxazol ở Ấn Độ và Nam Phi. Các kháng sinh quinolon thế hệ mới (ciprofloxacin, norfloxacin) và ceftriaxon rất có hiệu quả điều trị bệnh. Gentamicin 1mg/kg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Erytromycin dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm chlamydia trachomatis Sinh dục - tiết niệu
  • Bệnh hạ cam
  • Bệnh hột xoài
  • Bệnh u hạt bẹn hoa liễu
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Bệnh sùi mào gà
  • Herpes sinh dục
  • U mềm lây
  • Nhiễm cytomegalovirus
  • Viêm gan B
  • Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS
  • Viêm âm hộ - âm đạo do candida
  • Viêm âm đạo do trùng roi (trichomoniasis)
  • Bệnh ghẻ (scabies)
  • rận mu (phthirus pubis)
  • Hướng dẫn chung quản lý các nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS)
  • Hội chứng đau bụng dưới
  • Hội chứng loét sinh dục
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Kỹ thuật chăm sóc người bệnh hồng ban đa dạng

    4790/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đại cương về sức khỏe tâm thần

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    đổi ảnh avartar

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    TƯ VẤN PHÁ THAI
    Đại cương
    Các dấu hiệu báo động là gì?
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space