Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Hướng dẫn chung quản lý các nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS)

(Tham khảo chính: 4568/QĐ-BYT )

  1. ĐẠI CƯƠNG:

Nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS) là một thuật ngữ rộng bao gồm các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (NTLTQĐTD) và các nhiễm trùng đường sinh sản khác không lây truyền qua đường tình dục. Đa số các trường hợp NTLTQĐTD đều để lại hậu quả về mặt sức khỏe nặng nề hơn so với NTĐSS. Các NTĐSS gây ra bởi các vi sinh vật thường có mặt tại đường sinh sản hoặc do các vi sinh vật từ bên ngoài vào thông qua hoạt động tình dục hoặc qua các thủ thuật y tế. Không phải tất cả các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục đều là các nhiễm trùng đường sinh sản và cũng không phải tất cả các nhiễm trùng đường sinh sản đều có thể lây truyền qua đường tình dục. NTLTQĐTD nói đến cách thức lây truyền trong khi đó NTĐSS lại đề cập đến vị trí nơi các nhiễm khuẩn tiến triển.

1.1. Nguyên nhân của nhiễm trùng đường sinh sản:

Do 3 nguyên nhân sau:

- Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như nhiễm Chlamydia, bệnh lậu, trùng roi sinh dục, bệnh giang mai, bệnh hạ cam, herpes sinh dục, sùi mào gà sinh dục và nhiễm HIV...

- Nhiễm trùng nội sinh do tăng sinh quá mức các vi sinh vật có trong âm đạo của phụ nữ  như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm men.

- Nhiễm trùng y sinh là các nhiễm trùng do thủ thuật y tế không vô trùng. Các nhiễm trùng trên có thể dự phòng hoặc có thể chữa khỏi được.

NTĐSS là một trong các căn nguyên quan trọng nhất gây bệnh tật và tử vong cho bà mẹ và trẻ em trong thời kỳ chu sinh. Các nhiễm trùng này có thể đưa đến viêm tiểu khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung, sẩy thai, trẻ đẻ thiếu cân, mù lòa, nhiễm trùng trẻ sơ sinh, viêm phổi và trì độn ở trẻ em... Ngoài ra, một số NTĐSS còn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Các loại nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục/ Nhiễm trùng đường sinh sản

Loại

Nguồn gốc

Cách lây truyền

Ví dụ hay gặp

Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục

Các bạn tình bị NTLTQĐTD

Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh

Lậu, Chlamydia, giang mai, hạ cam, trùng roi, herpes sinh  dục,  sùi  mào gà sinh dục, HIV...

Nhiễm trùng nội sinh

Vi sinh vật thường có ở âm đạo

Thường không lây từ người này sang người khác, nhưng sự phát triển quá mức có thể gây nên triệu chứng bệnh

Nhiễm nấm men, viêm âm đạo do vi khuẩn

Nhiễm trùng y sinh

Từ bên trong hay bên ngoài cơ thể:

- Nội sinh (vi sinh vật có trong âm đạo)

- NTLTQĐTD (cổ tử cung hay âm đạo)

- Nhiễm từ bên ngoài. (Lây truyền do thủ thuật y tế không vô khuẩn)

Các thủ thuật y tế, sau khi khám bệnh, các can thiệp trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ, thời kỳ hậu sản, KHHGĐ và khám phụ khoa... Nhiễm trùng có thể được đẩy qua cổ tử cung lên đường sinh dục trên và gây nên các nhiễm trùng nghiêm trọng ở tử cung, vòi tử cung và các cơ quan khác trong tiểu khung.

Đặt DCTC, kim tiêm hoặc dụng cụ khi thăm khám âm hộ, âm đạo, thăm dò tử cung có thể gây nhiễm trùng nếu việc kiểm soát nhiễm trùng kém

Bệnh viêm tiểu khung sau hút thai hoặc sau các thủ thuật đi qua cổ tử cung. Các biến chứng nhiễm trùng sau thai kỳ và giai đoạn hậu sản

Các NTLTQĐTD có cả ở nam và nữ. Khi người bệnh mắc NTLTQĐTD cần phải điều trị cho cả bạn tình của họ để đề phòng tái nhiễm cho người bệnh, đề phòng lây nhiễm cho bạn tình của bạn tình của họ (một người có thể có nhiều bạn tình). Các nhiễm trùng nội sinh như viêm âm đạo do vi khuẩn và viêm âm hộ - âm đạo do nấm ở phụ nữ không lây truyền qua đường tình dục cho nên không cần thiết điều trị cho bạn tình của họ.

Quản lý các NTĐSS đòi hỏi nhân viên y tế phải có kỹ năng và sự hợp tác tốt của người bệnh. Nhân viên y tế phải đảm bảo các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ, tôn trọng người bệnh, đảm bảo sự bí mật. Phòng khám phải đảm bảo riêng tư và sạch sẽ để cung ứng chất lượng tốt việc khám chữa các NTĐSS và các NTLTQĐTD. Đối với người bệnh nữ, việc khám bệnh bao gồm cả khám âm đạo bằng mỏ vịt vô khuẩn để nhìn trực tiếp cổ tử cung và thành âm đạo. Việc phòng bệnh là một phần chủ yếu đối với quản lý các NTLTQĐTD. Tư vấn cho hành vi tình dục an toàn bao gồm quan hệ một vợ một chồng sử dụng bao cao su thường xuyên, đúng cách và khám chữa bệnh cho bạn tình.

Tài liệu hướng dẫn này có rất ít thông tin về chẩn đoán và điều trị theo căn nguyên do việc hạn chế của các phương tiện xét nghiệm hỗ trợ ở tuyến cơ sở. Do vậy, cách tiếp cận theo hội chứng được đưa ra áp dụng cho các tuyến y tế cơ sở và các đơn vị y tế không có xét nghiệm hỗ trợ. Việc khuyến cáo sử dụng kháng sinh có thể thay đổi theo kết quả giám sát kháng sinh hàng năm. Các nhân viên y tế cần cập nhật thông tin đều đặn.

Các hội chứng NTLTQĐTD/NTĐSS thông thường

Hội chứng

NTLTQĐTD/ NTĐSS

Tác nhân gây bệnh

Loại tác nhân gây bệnh

LTQĐTD

Có chữa được/ Không

Loét sinh dục

Giang mai

Treponema pallidum

Vi khuẩn

 

Hạ cam

Haemophilus ducreyi

Vi khuẩn

 

Herpes

Herpes simplex virus (HSV-2)

Virus

Không

 

Bệnh u hạt bạch huyết hoa liễu (hay còn gọi là bệnh hột soài) (Lymphogranu loma Venereum - LGV)

Chlamydia trachomatis

Vi khuẩn

 

U hạt bẹn Granuloma Inguinale) (donovanosis)

Klebsiella granulomatis

Vi khuẩn

Tiết dịch niệu đạo và âm đạo

Nhiễm nấm men

Candida albicans

Nấm

Không

 

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Gardnerella vaginalis và một số vi khuẩn kị khí khác

Vi khuẩn

Không

 

Trùng roi âm đạo

Trichomonas vaginalis

Đơn bào

 

Lậu

Neisseria gonorrhoeae

Vi khuẩn

 

Chlamydia

Chlamydia trachomatis

Vi khuẩn

Các hội chứng khác

Sùi mào gà sinh dục

Virus gây u nhú ở người (Human Papilloma Virus - HPV)

Virus

Không

1.2. NTLTQĐTD/NTĐSS chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số bệnh tật trên toàn thế giới chủ yếu là: lậu, Chlamydia, giang mai và trùng roi. Ở phụ nữ, các NTĐSS không lây truyền qua đường tình dục thậm chí còn hay gặp hơn. Để làm giảm gánh nặng của NTĐSS, cần phải có nỗ lực từ các cơ sở y tế và cộng đồng. Phòng bệnh và quản lý có hiệu quả các ca bệnh do các nhân viên y tế đảm nhiệm sẽ làm giảm gánh nặng của NTLTQĐTD/NTĐSS bằng nhiều cách. Điều trị hiệu quả làm giảm sự lây truyền NTLTQĐTD/NTĐSS trong cộng đồng và các thủ thuật an toàn, phù hợp tại các phòng khám sẽ làm giảm các nhiễm trùng y sinh. Giáo dục và tiếp cận cộng đồng là cần thiết để thúc đẩy việc phòng ngừa các nhiễm trùng và sử dụng các dịch vụ y tế, do đó làm giảm sự lây truyền bệnh trong cộng đồng.

  1. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ QUẢN LÝ CÁC NTĐSS:

2.1. Khai thác tiền sử và bệnh sử

Các thông tin sau cần được khai thác:

- Triệu chứng hiện tại.

- Thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh và thời gian bệnh tồn tại.

- Tiền sử kinh nguyệt và thai nghén.

- Đã có lần nào ra khí hư hoặc bị bệnh tương tự, bệnh NTLTQĐTD chưa? Nếu có là mấy lần?

- Lần giao hợp cuối cùng.

- Liên quan giữa triệu chứng và giao hợp: gây đau hoặc làm triệu chứng nặng lên.

- Đã có vợ, chồng hay bạn tình thường xuyên chưa? Số bạn tình và các loại bạn tình (về giới, nghề nghiệp...).

- Vợ, chồng hoặc bạn tình có triệu chứng, được chẩn đoán hoặc có nguy cơ viêm nhiễm đường sinh dục không?

- Thuốc, các biện pháp điều trị đã và đang sử dụng.

- Tiền sử dị ứng thuốc.

- Tiền sử hoặc hiện đang nghiện, chích ma túy, xăm trổ.

2.2. Khám lâm sàng

2.2.1. Nguyên tắc và điều kiện

- Nơi khám đủ ánh sáng, kín đáo, yên tĩnh, đủ ấm, đảm bảo bí mật và tâm lý tốt cho khách hàng.

- Người thầy thuốc đảm bảo tác phong nghề nghiệp, tôn trọng người bệnh và phong tục tập quán của họ. Nếu người bệnh là nữ, thầy thuốc nên cùng giới với người bệnh. Nếu thầy thuốc là nam, cần có trợ thủ là nữ.

- Đi găng tay vô khuẩn khi khám bệnh.

- Chuẩn bị dụng cụ vô khuẩn: mỏ vịt, kẹp, găng tay, dụng cụ lấy bệnh phẩm, lam kính, bông, cồn...

- Người bệnh đứng (nam) hoặc nằm trên bàn (nữ), bộc lộ toàn bộ vùng sinh dục.

2.2.2. Khám bệnh

2.2.2.1. Bệnh nhân nữ

- Khám toàn bộ da và niêm mạc để phát hiện những thương tổn bệnh lý. Chú ý các phần hay xuất hiện tổn thương là miệng, nách, bẹn, hậu môn và lòng bàn tay, bàn chân.

- Khám bộ phận sinh dục ngoài:

+ Tư thế: người bệnh nằm ở tư thế phụ khoa, chỉ bộc lộ vùng sinh dục.

+ Khám môi lớn, môi bé và vùng hậu môn, niệu đạo, âm vật. Phát hiện các tổn thương: sẩn, vết loét, sùi, tổn thương ghẻ, hạch bẹn, rận mu và trứng rận.

+ Dịch âm đạo: màu sắc, mùi, đặc điểm dịch (dịch nhiều hay ít, trong hay đục, vàng, xanh, có mủ, có bọt, có dính vào thành âm đạo không, lẫn máu không).

- Khám trong:

+ Đặt mỏ vịt: đặt mỏ vịt vô khuẩn vào trong âm đạo, mở mỏ vịt và định vị cổ tử cung vào giữa hai cành mỏ vịt. Kiểm tra kỹ cổ tử cung và các thành âm đạo.

+ Đánh giá tính chất khí hư (màu, số lượng, mùi). Đánh giá dịch ở trong ống cổ tử cung: dịch trong, dịch mủ hoặc mủ có lẫn máu.

+ Phát hiện các tổn thương loét, hột hoặc sùi trong cổ tử cung và thành âm đạo.

+ Khám bằng hai tay: đưa hai ngón tay vào âm đạo, ấn lên xem niệu đạo có mủ hoặc dịch chảy ra không, tay kia nắn nhẹ bụng dưới để xem có khối cứng hoặc đau vùng bụng không, khi đẩy cổ tử cung và di động tử cung có đau, có nhạy cảm không? Nếu có thì đó là các dấu hiệu của viêm tiểu khung.

- Khám hậu môn và vùng quanh hậu môn.

2.2.2.2. Bệnh nhân nam

- Tư thế: người bệnh đứng.

- Khám toàn bộ da và niêm mạc để phát hiện những thương tổn bệnh lý. Chú ý các phần hay xuất hiện tổn thương là miệng, nách, bẹn, hậu môn và lòng bàn tay, bàn chân.

- Khám dương vật, miệng sáo, lộn bao qui đầu và vuốt dọc niệu đạo xem có dịch chảy ra không (xem xét màu sắc dịch, số lượng dịch và các tính chất khác của dịch).

- Khám bìu, kiểm tra tinh hoàn, mào tinh hoàn về mật độ, kích thước, các thương tổn khác.

- Khám hậu môn và vùng quanh hậu môn.

  1. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ VIÊM CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC NTLTQĐTD KHÁC (bao gồm cả HIV)

Một người có nguy cơ bị NTLTQĐTD cao hơn nếu người đó có ít nhất một trong những yếu tố sau đây:

- Bạn tình có những triệu chứng của NTLTQĐTD (tiết dịch niệu đạo), hoặc

- Có hành vi tình dục không an toàn, hoặc

- Có quan hệ tình dục hoặc bạn tình có quan hệ tình dục với nhóm người có hành vi tình dục nguy cơ cao (mại dâm, ma túy...), hoặc

- Có 2 trong 3 yếu tố sau đây:

+ Thanh niên độ tuổi 20, chưa lập gia đình và đã có quan hệ tình dục không an toàn.

+ Có trên một bạn tình hoặc bạn tình có quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình khác.

+ Mới thay đổi bạn tình trong vòng 3 tháng gần đây.

  1. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN LÀM XÉT NGHIỆM HIV

- Tất cả người bệnh mắc bệnh NTLTQĐTD đều cần được tư vấn và đề nghị xét nghiệm tự nguyện HIV.

- Đặc biệt chú ý đến các người bệnh mắc bệnh giang mai có triệu chứng, herpes sinh dục, sùi mào gà ở tình trạng nặng hoặc lan tỏa, hạ cam, nấm Candida hầu họng và các bệnh NTLTQĐTD khác không đáp ứng với điều trị thông thường; các trường hợp bệnh có biểu hiện lâm sàng nặng và hay tái phát.

  1. TƯ VẤN VỀ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH HIỆU QUẢ

5.1. Thông tin và tư vấn về NTLTQĐTD

Thông tin và tư vấn về hành vi tình dục an toàn cần được áp dụng với mọi trường hợp nhất là mắc các NTLTQĐTD. Các vấn đề chính cần tư vấn là:

- Các hậu quả của NTLTQĐTD đối với nam và nữ, đặc biệt là trong trường hợp không được điều trị đúng và đầy đủ.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của điều trị sớm và tuân thủ điều trị đủ liều, thậm chí khi triệu chứng bệnh đã hết vẫn cần tiếp tục cho hết trị liệu, đến khám lại theo lịch hẹn.

- Khả năng lây truyền cho bạn tình.

- Xác định và điều trị bạn tình, kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh.

- Đối với vị thành niên cần thông tin cho họ về nguy cơ mắc và biến chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tư vấn về thực hiện tình dục an toàn, nếu mắc bệnh cần đi khám và điều trị sớm.

- Tình dục an toàn và sử dụng bao cao su đúng cách và thường xuyên để tránh mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV, đồng thời phòng tránh có thai ngoài ý muốn.

- Nguy cơ lây nhiễm các NTLTQĐTD khác và HIV, tư vấn để họ tự nguyện xét nghiệm HIV. Thông tin về địa điểm tư vấn và xét nghiệm HIV.

5.2. Sử dụng bao cao su để thực hiện tình dục an toàn

Bao cao su là phương tiện hiệu quả nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn qua đường tình dục và HIV/AIDS. Mỗi người mắc NTLTQĐTD cần được cán bộ y tế khuyến khích và hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách để bảo đảm tình dục an toàn, đồng thời phòng tránh có thai ngoài ý muốn.

5.3. Thông báo bạn tình

- Đối với các NTLTQĐTD, cán bộ y tế phải khuyến khích người bệnh tự nguyện thông báo bạn tình. Cán bộ y tế cần giải thích hậu quả của NTLTQĐTD nếu bạn tình không được điều trị.

- Điều trị cho bạn tình của người bệnh dựa trên hội chứng bệnh của người bệnh.

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/202102214568_QD-BYT_219072_cac benh lay qua duongtinhduc.doc .....(xem tiếp)

  • Bệnh giang mai
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm chlamydia trachomatis Sinh dục - tiết niệu
  • Bệnh hạ cam
  • Bệnh hột xoài
  • Bệnh u hạt bẹn hoa liễu
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn
  • Bệnh sùi mào gà
  • Herpes sinh dục
  • U mềm lây
  • Nhiễm cytomegalovirus
  • Viêm gan B
  • Chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV/AIDS
  • Viêm âm hộ - âm đạo do candida
  • Viêm âm đạo do trùng roi (trichomoniasis)
  • Bệnh ghẻ (scabies)
  • rận mu (phthirus pubis)
  • Hướng dẫn chung quản lý các nhiễm trùng đường sinh sản (NTĐSS)
  • Hội chứng đau bụng dưới
  • Hội chứng loét sinh dục
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM BAO GÂN GẤP NGÓN TAY (NGÓN TAY LÒ XO)

    .....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Hội chứng gan thận cấp

    1493/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Lưu ý

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    tầm soát không cần thiết
    Vai trò của di truyền đối với bệnh xơ vữa động mạch và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
    Khám lâm sàng và chẩn đoán bệnh
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space