Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tiếp cận chẩn đoán từng bước

(Trở về mục nội dung gốc: ICPC )

Việc chẩn đoán đòi hỏi sự kết hợp cẩn thận giữa khai thác bệnh sử và khám thực thể.
2.4.1    Bước 1: Đánh giá ban đầu và ổn định bệnh nhân
-    Đánh giá dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, SpO2).
-    Đánh giá mức độ suy hô hấp (tím tái, co kéo cơ hô hấp phụ, rối loạn tri giác).
-    Nếu có suy hô hấp nặng, ưu tiên đảm bảo đường thở (thở oxy, đặt nội khí quản nếu cần) trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
2.4.2    Bước 2: Khai thác bệnh sử chi tiết
-    Đặc điểm tiếng thở bất thường:
o    Là khò khè (thì thở ra, âm cao) hay thở rít (thì hít vào, âm cao, thô)? Hay cả hai?
o    Khởi phát: Đột ngột hay từ từ? Liên quan đến sự kiện nào (ăn uống, gắng sức, tiếp xúc dị nguyên...)?
o    Thời gian: Cấp tính hay mạn tính? Liên tục hay từng cơn? Xảy ra khi nào (ngày, đêm, theo mùa)?
o    Yếu tố làm tăng/giảm: Tư thế, gắng sức, thuốc, môi trường...?
-    Triệu chứng kèm theo: Ho (đặc điểm đờm, ho ông ổng), sốt, khó nuốt, nuốt đau, chảy nước bọt, thay đổi giọng nói, sụt cân, đổ mồ hôi đêm, đau ngực, phù chân...
-    Tiền sử bản thân:
o    Các bệnh hô hấp đã biết: Hen, COPD, giãn phế quản...
o    Bệnh tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp, bệnh van tim...
o    Dị ứng: Viêm mũi dị ứng, chàm, dị ứng thức ăn/thuốc...
o    Trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
o    Tiền sử đặt nội khí quản, phẫu thuật vùng cổ/ngực.
o    Hút thuốc lá, tiếp xúc nghề nghiệp/môi trường.
o    Tình trạng tiêm chủng (đặc biệt ở trẻ em: Hib, phế cầu, cúm).
-    Tiền sử gia đình: Hen, dị ứng, các bệnh di truyền (xơ nang, thiếu alpha-1 antitrypsin).
-    Ở trẻ em: Tiền sử chu sinh, các mốc phát triển, cân nặng, tiền sử sặc/nghẹn, đặc điểm ăn uống.
2.4.3    Bước 3: Khám thực thể kỹ lưỡng
-    Tổng trạng: Dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh, co kéo, tím tái), thể trạng (suy dinh dưỡng, béo phì), ngón tay dùi trống.
-    Tai Mũi Họng: Khám mũi (polyp), họng (viêm, amidan quá phát), đánh giá giọng nói.
-    Khám hô hấp:
o    Nhìn: Lồng ngực (biến dạng, di động), kiểu thở, tần số thở.
o    Sờ: Rung thanh.
o    Gõ: Xác định vùng đục/vang bất thường.
o    Nghe: Nghe phổi: Xác định tiếng khò khè (wheeze), ran rít, ran ngáy, ran nổ, ran ẩm. Chú ý vị trí (lan tỏa hay khu trú), thì hô hấp (hít vào/thở ra/cả hai). So sánh hai bên phổi. Sự vắng mặt tiếng rì rào phế nang ở một vùng gợi ý tắc nghẽn hoàn toàn hoặc tràn khí/dịch. Nghe vùng cổ: Phát hiện tiếng thở rít (stridor).
-    Khám tim mạch: Nghe tim (tiếng thổi, nhịp bất thường), dấu hiệu suy tim (tĩnh mạch cổ nổi, phù, gan to).
-    Khám da: Dấu hiệu dị ứng (chàm, mày đay).
 

Trở về mục nội dung gốc: ICPC

  • Mục tiêu bài giảng
  • Tổng quan
  • Dịch tễ
  • Cơ chế bệnh sinh
  • Tiếp cận chẩn đoán từng bước
  • Khảo sát cận lâm sàng
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Điều trị một số nguyên nhân thường gặp
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Khám bệnh

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Xung đột lợi ích (Conflict of interest)

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dịch tễ

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Mục tiêu
    5.2 Các phạm trù cơ bản
    Standford
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space