Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Điều trị
Đau CSTL do đĩa đệm:
Nghĩ ngơi thư giãn kết hợp với điều trị thuốc:

-    Giảm đau: Paracetamol 1,5-3 g/ngày;

-    Giãn cơ: tétrazépam ½ - 1 viên (u) tối.

-    NSAIDs 1 -2 tuần.

Nếu đau kéo dài: điều trị NSAIDs vài tuần  tiêm steroid ngoài màng cứng 1-2 mũi cách nhau 1-2 tuần

Trường hợp tái phát: trước khi khuyên bệnh nhân thay đổi việc làm, cần khuyên bệnh nhân dùng nịt cố định thắt lưng khi trở lại công việc.


Đau TK tọa:
Điều trị đau TK tọa chủ yếu là nội khoa. 50% hồi phục sau 6 tuần điều trị, 70% sau 12 tuần điều trị và 90-95% nếu điều trị lâu hơn. Sau khi hết đau rễ, đau lưng có thể hết hoặc vẫn còn. Điều trị phối hợp nhiều yếu tố:

Nghỉ ngơi: tại giường trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, hạn chế tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu. Giải thích cho bệnh nhân nếu trở lại các hoạt động thường ngày quá sớm sẽ làm nặng thêm và kéo dài thời gian bệnh. Nên nằm giường cứng hoặc để một tấm ván phẳng giữa nệm và drap giường. Giải thích cho bệnh nhân tất cả những hoạt động cần tránh và cách giữ tư thế đúng về lâu dài.

Thuốc:

Giảm đau: Paracetamol hoặc Aspirine hoặc các phối hợp của Paracetamol với các dẫn

xuất khác: dextropropoxyphene, cafeine;

Giãn cơ: Tétrazépam (gây buồn ngủ), coltramyl (tiêu chảy);

NSAIDs: lưu ý CCĐ và tác dụng phụ. Chỉ định khi bệnh nhân có đau ban đêm, trong vài ngày đầu của cơn, khi bệnh nhân không có dấu hiệu cải thiện sau 24-48 giờ điều trị bằng các thuốc trước đó. Thường dùng: Diclofenac, Ketoprofene, Piroxicam, chủ yếu dùng đường uống, chỉ dùng đường tiêm bắp ngắn hạn nếu cần thiết. Nếu bệnh có cải thiện:

-    Nghĩ ngơi tương đối, có thể mang nịt thắt lưng;

-    Thuốc giảm đau và NSAIDs được duy trì vài tuần với liều hợp lý;

-    Vận động vừa phải và tăng dần.

Nếu không có cải thiện:

-    Xem lại chẩn đoán;

-    Cố định tuyệt đối 3-4 tuần;

-    Nếu cần thiết cho nhập viện 5-7 ngày để bất động tại giường;

-    Chỉnh liều giảm đau và NSAIDs;

-    Tiêm steroid ngoài màng cứng, hiếm khi tiêm trong màng cứng

Sau giai đoạn cấp:

Tránh khiêng, xách vật nặng, tránh cử động gập, duỗi lưng đột ngột, tư thế ngồi kéo dài, đi tàu xe xa. Sự cẩn thận này cũng hữu ích về lâu dài để giảm nguy cơ tái phát.

Thuốc giảm đau có thể được duy trì một thời gian do cảm giác thường kéo dài sau giai

đoạn cấp. Giảm cảm giác, dị cảm có thể còn kép dài sau khi đã hết đau.


Thoái hóa khớp liên mấu:
Ít khi gây đau, không bao giờ gây biến chứng rễ, do đó phải loại trừ các nguyên nhân nội tạng trước khi chẩn đoán. Trong đợt đau dùng: thuốc giảm đau thông thường (Paracetamol 0,5 -1g x3), giãn cơ giải lo âu (Lexomil ¼ viên x2), +/- chống trần cảm (Amitriptyline).

Bệnh cảnh thường khởi phát và tăng nặng khi ngồi lâu: thư ký, kế toán, thợ may, sử dụng máy vi tính, … Cần nghĩ ngơi, tránh mang vác nặng, giữ tư thế CS đúng, tránh khom lưng lâu, khuyên dùng ghế có lưng dựa cứng.

Đau TK cổ-cánh tay:
Trong đa số các trường hợp, có một giai đoạn khởi phát đau rỏ rệt. với triệu chứng tăng nặng vào ban đêm, kéo dài khoảng 2-3 tuần. 80% các trường hợp khỏi bệnh trong thời gian tối đa là 8 tuần.

Điều trị giai đoạn cấp bao gồm:

Nghỉ ngơi, giới hạn vận động vùng cổ. Tạm ngưng làm việc nếu cần. Tránh mang vác vật nặng, tránh lạnh. Điều chỉnh gối để vùng đầu và cổ được tiên nghi nhất, trong một số trường hợp phải ngủ trong tư thế nữa nằm nữa ngồi. Thuốc: giảm đau, giãn cơ, NSAIDs.

Điều trị giai đoạn muộn: Sau giai đoạn điều trị 2-3 tuần, có 2 khả năng:

Nếu cải thiện tốt: tiếp tục làm việc nhưng tránh các gây quá tải CS cổ; vẫn thuốc giảm đau hàng ngày.

Nếu không cải thiện hẳn, cảm giác đau đôi khi còn kéo dài nhiều tháng. Sau khi kiểm tra lại chẩn đoán (phân tích lại lâm sàng, sinh hóa, CĐHA, có thể xem xét chụp MRI hoặc CT), tiếp tục duy trì điều trị trước đó ở liều thấp nhất có hiệu quả và theo dõi phòng biến chứng. Có thể phối hợp thêm thuốc giải lo âu.

Phải biết rằng cảm giác tê, dị cảm, khó chịu có thể tồn tại lâu hơn cảm giác đau và điều trị cổ điển bằng vitamine nhóm B không phải lúc nào cũng có hiệu quả.

Trường hợp đau nặng không thể giải quyết bằng giảm đau thông thường, và đã khẳng định đau không phải do biến chứng từ bệnh lý khác, nên kê toa mạnh hơn với các dẫn xuất á phiện vd: tramadol, codeine.

Corticoide đường uống được dùng khi có CCĐ NSAIDs, liều prednisone 30mg trong 2-3 ngày đầu tiên, sau đó giảm từng 5mg mỗi 2-3 ngày, chia làm 2 lần/ngày, liều buổi tối cao hơn liều ban ngày.

Corticoide tại chổ cho kết quả rất tốt, nhưng phải làm trong môi trường nhập viện và có khả năng biến chứng.
 


 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Take home message
  • Lâm sàng - hỏi bệnh
  • Lâm sàng - khám bệnh
  • Cận lâm sàng
  • Cận lâm sàng
  • Chẩn đoán phân biệt
  • Lược đồ A
  • Lược đồ B
  • Lược đồ C
  • Nghiệm pháp khám
  • Đau thần kinh tọa không do đĩa đệm
  • Chỉ định phẩu thuật trong đau TK tọa do thoát vị đĩa đệm:
  • Điều trị
  • Tài liệu đọc thêm
  • Đau cột sống – Thần kinh tọa - Đau rễ thần kinh-L86
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Tăng đường huyết sơ sinh

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Co giật

    3312/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Bệnh viêm khớp thiếu niên tự phát thể viêm cột sống dính khớp

    361/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    di dân và người tị nạn
    hướng dẫn phát hiện tích cực bệnh lao và điều trị lao tiềm ẩn ở người nhiễm hiv
    Tài liệu tham khảo
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space