Khi nhắc đến điều trị triệu chứng ngứa, chúng ta thường nghĩ ngay đến nhóm thuốc antihistamin nhóm 1, được xem là điều trị thường qui. Tuy vậy, thực tế có những trường hợp bệnh nhân hoàn toàn không đáp ứng với thuốc15. Vậy trường hợp nào thuốc antihistamin được chỉ định tốt nhất ?
Như đã trình bày ở các mục trên, ngứa là một triệu chứng chung của nhiều bệnh khác nhau, thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Bản thân ngứa điều hòa qua cơ histamin chỉ giải thích duy nhất thể lâm sàng ngứa có kèm sang thương da. Từ đây có thể thấy rằng thuốc antihistamin chỉ có hiệu quả tối ưu trong trường hợp duy nhất này. Ngược lại, đối với các thể lâm sàng khác (nhóm 2,3,4), việc điều trị theo nguyên nhân lại là lựa chọn tối ưu. Ví dụ trong trường hợp ngứa do bệnh lý tắc mật trong gan, thuốc antihistamin không thể phát huy hiệu quả được.
Về mặt dược lực học, thuốc antihistamin nhóm 1 làm giảm triệu chứng thông qua việc ức chế chọn lọc thụ thể histamin 1 trên màng tế bào. Ngoài ra, tác dụng an thần của nhóm thuốc thế hệ đầu tiên cũng cho phép làm giảm cảm giác khó chịu thông qua hiệu quả an thần. Về mặt điều trị ngứa, thuốc thế hệ 1 và 2 đều mang lại hiệu quả tương đương12.
Antihistamin nhóm 1 được chia làm 2 nhóm nhỏ,
- Nhóm ức chế thụ thể histamin (receptor antagonist), ngăn không cho histamin kết hợp với thụ thể. Ví dụ của nhóm này là Chlorpheramine, Pheniramine, Fexofenadine, Loratadine...
- Nhóm kích thích thụ thể đối vận với histamin (inverse agonist), kết hợp với thụ thể riêng biệt và ức chế sự kích hoạt của thụ thể histamin, làm giảm hiệu lực của histamin. Các thuốc của nhóm này là Cetirizine, Levocetirizine, Desloratadine
|