Một số dược chất không thể được hấp thụ bởi ruột, hoặc bị chuyển hóa thành dạng mất hoạt tính trước khi đến nơi tác dụng (Insulin, Heparin, Aminoglycoside, Vắc-xin, liệu pháp sinh học ...), do đó chúng phải được tiêm. Đường tiêm cũng có thể được sử dụng khi muốn đạt được hiệu quả mạnh và nhanh chóng.
Dạng bào chế thuốc tiêm rất đa dạng: Dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bột pha tiêm.
Tùy các sản phẩm, thuốc tiêm được dùng tiêm bắp, tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, tiêm tủy sống, tiêm vào khớp, tiêm phúc mạc, tiêm nội nhãn…
2.1. Ưu điểm:
- Đưa dược chất trực tiếp vào máu và đến cơ quan đích
- Tác dụng nhanh
- Ít bị ảnh hưởng bởi quá trình hấp thu
- Ít bị tác động bởi các yếu tố bất lợi
- Cho phép kiểm soát nồng độ hiệu lực của thuốc được chính xác hơn.
- Phù hợp trong những trường hợp người bệnh không tuân thủ điều trị tốt.
2.2. Nhược điểm:
- Chế phẩm thuốc có yêu cầu cao về độ vô khuẩn và tinh khiết
- Là biện pháp điều trị xâm lấn, gây đau
- Cần người có kỹ năng chuyên môn nhất định
- Dễ gây phản ứng nhanh (Phản ứng phản vệ, shock phản vệ…)
- Cần có phương tiện thực hiện và cơ sở theo dõi
- Giá thành thường cao.
2.3. Lưu ý:
- Trước khi thực hiện tiêm thuốc cần hỏi kỹ tiền căn của người bệnh về dị ứng thuốc hay shock phản vệ do thuốc. Cần test thuốc theo khuyến cáo trước khi tiêm với những thuốc có khả năng gây phản ứng cao ( penicillin, ceftriaxone…)
- Trang bị đầy đủ dụng cụ cũng như có kỹ năng cấp cứu khi xảy ra shock phản vệ.
- Kiểm tra về tính chất vật lý của chế phẩm trước khi sử dụng: bột pha tiêm hay dung dịch tiêm có thay đổi màu sắc, có bị vẫn đục, có đủ thể tích, bột thuốc có vón cục, bao bì có nguyên vẹn, thời hạn sử dụng….
- Tuân thủ nguyên tắc 5 đúng: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời gian.
- Tiêm đúng kỹ thuật
- Theo dõi sau tiêm
- Thông báo bệnh nhân các phản ứng phụ nếu có và cách theo dõi, xử trí.
|