Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Khám lâm sàng

(Tham khảo chính: ICPC )

Khám lâm sàng thường giúp xác nhận các triệu chứng được ghi nhận trong bệnh sử, giúp sàng lọc bệnh lý, đề ra chỉ định khảo sát cận lâm sàng phù hợp, các xét nghiệm sinh hóa và chẩn đoán hình ảnh học cần thiết. Cụ thể, nếu lâm sàng có ghi nhận những bất thường về dáng đi, điểm này có thể gợi ý bệnh lý tủy sống, tổn thương não, chấn thương và dị tật bất thường. Ví dụ khác, khối u mỡ ở vùng tủy sống có thể chỉ ra tật nứt đốt sống ; sờ thấy một thân đốt sống gồ lên có thể là biểu hiện của trượt đốt sống.
Cần quan sát, đánh giá tổng trạng, ghi nhận các biểu hiện trên gương mặt có thể giúp nhận định được mức độ đau. Những bệnh nhân than đau nghiêm trọng nhưng lại không có các biểu hiện đau tương ứng thì cần phải được đánh giá thêm các dấu hiệu của bệnh lý không xuất phát từ cơ quan (nonorganic pathology). Bất thường một bên cơ thể, hoặc xoay, hoặc gập về phía trước có thể chỉ ra tật vẹo cổ (torticollis). Cơ bắp teo hoặc dấu hiệu vai rủ có thể gặp trong bệnh lý rễ thần kinh, bệnh lý đám rối thần kinh cánh tay, hoặc chèn ép dây thần kinh.
Cần phân biệt yếu liệt thần kinh thật sự với yếu cơ do đau gây ra làm cho bệnh nhân sợ không sử dụng cơ. Ở những bệnh nhân có tổn thương thần kinh, có thể thấy teo cơ hoặc phản xạ không đối xứng. Ở những bệnh nhân nghi ngờ giả vờ đau, phản xạ gân xương có thể là công cụ kiểm tra khách quan nhất. Các dấu hiệu của tổn thương thần kinh vận động chi trên phải được thăm khám kĩ.
Có thể ghi nhận tình trạng giới hạn vận động, gặp trong tất cả các thể đau vùng cổ do nguyên nhân cơ học. Đặc biệt, các cử động chuyên biệt làm tăng cảm giác đau có giá trị đặc hiệu giúp gợi ý nguồn gốc gây đau. Cụ thể, đau xuất hiện ở vùng cánh tay khi cổ bẻ gập về phía bên bị bệnh có thể gợi ý tình trạng hẹp lỗ liên hợp và / hoặc bệnh rễ thần kinh chi phối vùng da có cảm giác đau. Các nghiệm pháp kích thích có thể giúp ích trong việc xác định các nguyên nhân của đau thần kinh. Đối với bệnh lý tủy cổ, các nghiệm pháp dạng vai Spurling (Spurling shoulder abduction) và căng cổ (neck distraction) có độ nhạy trung bình (50%) nhưng độ đặc hiệu cao (> 80%). Trong bệnh lý tủy cổ, dấu Hoffmann đã được báo cáo là có độ nhạy và độ đặc hiệu trung bình (50-80%). Đối với đau mặt khớp, một nghiên cứu cho thấy đau cạnh cột sống và việc đáp ứng điều trị tích cực có mối tương quan yếu (4). 
 

 

Hình: phân bổ diện chi phối cảm giác da theo khoanh tủy cổ
Bảng 2.3: Các triệu chứng của bệnh lý rễ thần kinh[17]
 

Rễ thần kinh bị ảnh hưởng

Vị trí đau

Mất cảm giác

Yếu nhóm cơ

Phản xạ bất thường

C4

(<10%)

Vùng giữa trên cổ

Phân bố kiểu áo choàng, vai

Không

Không

C5

(10%)

Cổ, vai, vùng giữa bả vai, mặt trước cánh tay

Vai và cánh tay bên bị ảnh hưởng

Dạng vai, xoay ngoài, gập khuỷu.

Cơ delta, cơ nhị đầu và cơ cánh tay quay

C6

(20-25%)

Cổ, vai, vùng giữa bả vai, mặt bên cánh tay, ngón tay 1-2

Cánh tay bàn tay; ngón tay 1-2  bên bị ảnh hưởng

Gập khuỷu tay; xoay ngoài, dạng và duỗi vai; lật ngửa và sấp cẳng tay; duỗi cổ tay

Cơ nhị đầu và cơ cánh tay quay

C7

(45-60%)

Vùng cổ thấp,  vai, vùng giữa bả vai, mặt duỗi cẳng tay, ngực, ngón tay 3

Ngón tay 3, có thể phần đầu ngón tay 4

Duỗi khuỷu, ngón tay; lật sấp cẳng tay

Cơ tam đầu

C8

(10%)

Vùng cổ thấp,  giữa cẳng tay và bàn tay

Phần giữa xa cẳng tay đến giữa bàn tay và ngón tay 4-5

Duỗi cổ tay ; dạng, khép, duỗi, gấp các ngón tay

Cơ duỗi ngón

 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu
  • Tình huống minh họa
  • Tổng quan
  • Phân loại
  • Tiếp cận về lâm sàng ở bệnh nhân đau cổ
  • Đau cổ cấp, bán cấp hay mạn
  • Tiếp cận đau cổ
  • Khám lâm sàng
  • Cận lâm sàng ở bệnh nhân đau cổ
  • Các nghiên cứu về điều trị đau cổ do căng cơ
  • Tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ

    3127/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đau đầu do căng cơ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhân bản khóa học mới

    Chamilo.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Tư vấn vấn đề sức khỏe tăng huyết áp
    Điều trị
    lạm dụng và lệ thuộc vào chất gây nghiện
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space