Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Bước 5: E (EMOTION): Quan tâm đến cảm xúc của bệnh nhân với sự đồng cảm

(Tham khảo chính: Nguyên lý y học gia đình )

Trong quá trình thông báo tin xấu, việc đối mặt với những cảm xúc của bệnh nhân là một trong những thử thách khó khăn nhất. Khi bệnh nhân nhận được tin tức xấu, phản ứng về mặt cảm xúc của họ thường là biểu hiện của một cú sốc, cảm giác bị cô lập và đau buồn. Trong tình huống này các bác sĩ có thể hỗ trợ bệnh nhân bằng cách tạo mối đồng cảm với bệnh nhân. Các bước để tạo mối đồng cảm:
• Quan sát bất kỳ cảm xúc của bệnh nhân: than khóc, ánh nhìn buồn bã, im lặng, sốc, nổi giận...• Xác định cảm xúc của bệnh nhân. Nếu một bệnh nhân biểu hiện buồn bã nhưng không nói gì, có thể sử dụng câu hỏi mở để tìm hiểu những điều bệnh nhân đang suy nghĩ hoặc cảm thấy.
• Xác định nguyên nhân của những cảm xúc. Điều này thường không liên quan đến tin xấu. Tuy nhiên, nếu bạn không chắc chắn, có thể hỏi lại bệnh nhân.
• Sau khi bạn đã cho bệnh nhân một thời gian ngắn để bày tỏ cảm xúc của mình, bạn hãy trò chuyện với bênh nhân và để họ hiểu rằng bạn có mối đồng cảm với họ.
Chỉ đến một cảm xúc tiêu cực được xóa đi, các vấn đề khác mới có thể được thảo luận. Nếu những cảm xúc này không giảm đi trong thời gian ngắn, người bác sĩ cần tạo sự đồng cảm đến lúc bệnh nhân trở nên bình tĩnh. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng câu trả lời đồng cảm để thừa nhận nỗi buồn của riêng mình hoặc những cảm xúc khác và giúp bệnh nhân hiểu rằng cảm xúc của họ là chính đáng. 
Khi những cảm xúc không được thể hiện rõ ràng (im lặng), bác sĩ phải thực hiện một số câu hỏi thăm dò trước khi biểu hiện sự đồng cảm. Khi cảm xúc được bày tỏ mơ hồ, gián tiếp hoặc được che dấu dưới dạng sự thất vọng, tức giận; người bác sĩ vẫn có thể sử dụng phản ứng đồng cảm (" Tôi có thể thấy rằng đây là tin tức gây đau buồn cho Cô"). Người bác sĩ được xem như là một trong những nguồn hỗ trợ tâm lý quan trọng nhất. Do đó, việc kết hợp những lời nói mang tính đồng cảm, thăm dò và xác nhận phản ứng tâm lý chính đáng của bệnh nhân là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân [63-66].
Bảng 1. Một số lời nói đồng cảm, câu hỏi thăm dò và xác nhận phản ứng của bệnh nhân

Lời nói đồng cảm

Câu hỏi thăm dò

Xác nhận phản ứng

Tôi có thể hiểu là Cô không mong muốn nghe điều này

Tôi biết đây không phải là tin tốt cho Cô.

Tôi xin lỗi vì phải nói với Cô điều này.

Tôi cũng đã hy vọng kết quả tốt hơn.

Suy nghĩ của Cô như thế nào?

Cô hãy cho tôi biết cảm xúc hiện tại của Cô.

Hãy nói cho Tôi biết Cô đang lo sợ điều gì?

Thông tin này có làm Cô sợ không?

Tôi có thể hiểu Cô cảm thấy như thế nào.

Tôi nghĩ là bất kì ai cũng có phản ứng như Cô vậy.

Cô đã hiểu rất đúng về lý do làm các xét nghiệm này.

Dường như Cô đã hiểu thông suốt vấn đề.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Bước 1: S (SETTING): Thiết lập một buổi tư vấn
  • Bước 2: P (PERCEPTION) Đánh giá nhận thức của bệnh nhân
  • Bước 3: I (INVITATION): Sự chấp thuận nhận thông tin từ bệnh nhân
  • Bước 4: K (KNOWLEDGE): Cung cấp kiến thức và thông tin cho bệnh nhân
  • Bước 5: E (EMOTION): Quan tâm đến cảm xúc của bệnh nhân với sự đồng cảm
  • Bước 6: S (summary): chiến lược và tóm tắt
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Định nghĩa

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Quản lí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại tuyến y tế cơ sở

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệu chứng

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    bỏng ở trẻ em
    Tham khảo
    Đặc điểm các dấu chứng phối hợp và ho
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space