Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


68. TẬP HO CÓ TRỢ GIÚP

(Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT )


I. ĐẠI CƯƠNG
- Ho là một phản xạ bảo vệ khi có kích thích đường hô hấp (dị vật, nước…)
- Ho chia làm 3 kỳ: 
+ Kỳ 1: Chuẩn bị ho - ở thì thở vào (1-2 giây)
+ Kỳ 2: Khép thanh môn và co thắt các cơ hô hấp (0,25 giây)
+ Kỳ 3: Khí bị thở mạnh, thanh môn mở ra áp lực lồng ngực hạ xuống, giai đoạn này quyết định cường độ ho và kiểu ho.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khi cần tống các chất lắng đọng trong đường hô hấp.
- Các trường hợp có nguy cơ dày dính phổi, màng phổi.
- Bệnh lý có nguy cơ gây xẹp phổi.
- Những người bệnh mất phản xạ ho do tổn thương thần kinh chi phối các cơ quan hô hấp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thận trọng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, các bệnh lý thoát vị, chảy máu lồng ngực, ổ bụng…
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: bác sỹ hoặc kỹ thuật viên Vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
- Giường, ghế, máy hút, máy thở, máy khí rung (nếu có)
- Khay quả đậu, khăn tay, máy đo áp lực O2 và CO2 (nếu có)
- Máy đo huyết áp, ống nghe…
- Ống thông các loại.
3. Người bệnh: chuẩn bị tư thế ngồi thoải mái, dễ chịu, thuận tiện và phù hợp.
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép đầy đủ tình trạng của người bệnh trước trong và sau khi tập ho.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tâm lý tiếp xúc: giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh mục đích, mục tiêu tập ho để cùng hợp tác.
2. Kỹ thuật: (dành cho tập ho trong nhi khoa)
- Phản xạ khí quản
- Đầu ở tư thế duỗi
- Một tay kỹ thuật viên đặt ở gáy trẻ để nâng đầu lên.
- Kỹ thuật viên tìm vị trí hõm ức.
- Sờ tìm khí quản.
- Kỹ thuật viên đặt ngón tay trượt ngang khí quản theo nhịp thở rồi ấn xuống dưới,ấn ra sau và vào trong.
- Đường hô hấp trên.
- Dùng máy hút thích thích cơ quan nhận cảm: rãnh mũi, vòm miệng.
- Dùng ngón tay sạch kích thích họng.
3. Các kỹ thuật khác: tay kỹ thuật viên ấn, đẩy phổi phải ở thì thở ra.
VI THEO DÕI
1. Trước và sau khi làm kỹ thuật: theo dõi tình trạng toàn thân, sắc mặt, tím tái, kiểu thở, người bệnh mệt, mạch, huyết áp, áp lực O2 và CO2
2. Sau khi ho có thể tự khạc dịch tiết: 
- Dùng máy hút, hút dịch tiết (nếu không khạc được)
- Cần theo dõi số lượng, máu sắc, độ quánh, mùi vị dịch tiết.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Mệt, sắc da tím, nôn mửa, thở nhanh: Ngừng tập thở và báo cáo bác sỹ chuyên khoa để xử trí ngay.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/2025032954_QD-BYT_247911.doc.....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: 54/QĐ-BYT

  • 62. TẬP VỚI GIÀN TREO CÁC CHI
  • 63. TẬP VỚI GHẾ TẬP MẠNH CƠ TỨ ĐẦU ĐÙI
  • 64. TẬP VỚI XE ĐẠP TẬP
  • 65. TẬP THĂNG BẰNG VỚI BÀN BẬP BÊNH
  • 66. TẬP VỚI BÀN NGHIÊNG
  • 67. TẬP CÁC KIỂU THỞ
  • 68. TẬP HO CÓ TRỢ GIÚP
  • 69. KỸ THUẬT VỖ, RUNG LỒNG NGỰC
  • 70. KỸ THUẬT DẪN LƯU TƯ THẾ
  • 71. KỸ THUẬT KÉO NẮN TRỊ LIỆU
  • 72. KỸ THUẬT DI DỘNG KHỚP
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Đầu ,mặt, cổ

    5643/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    FENTANYL

    Dược thư quốc gia 2006.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Viêm nang lông
    Sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn
    BBBQCKC kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng covid-19 tại pkđk tđhykpnt

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 11/05/2025

    Phát triển kỹ năng điện tâm đồ - 3 tháng trực tuyến - thông tin chi tiết : đường dẫn

     

     

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space