Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Sử dụng thuốc lợi tiểu trong các tình huống chuyên biệt

(Tham khảo chính: ICPC )

1.1.1       Bệnh cầu thận

Trong bệnh lý cầu thận, ngoài nguyên nhân tổn thương cầu thận cấp làm giảm sản xuất nước tiểu gây phù, tình trạng phù còn có thể do nguyên nhân giảm Albumin máu (mất Albumin qua nước tiểu trong bệnh cầu thận). Ngưỡng bình thường của nồng độ Albumin máu dao động từ 30-50g/L. Nếu nồng độ Albumin máu giảm sẽ gây giảm áp lực keo của máu gây thoát nước từ lòng mạch vào khoảng kẽ gian bào và gây ra tình trạng phù. Do đặc điểm của phù là bất tương xứng chênh lệch áp lực thủy tĩnh, tình trạng phù này không đáp ứng tốt với thuốc lợi tiểu. Do vậy, cần phối hợp thuốc lợi tiểu và truyền dung dịch Albumin phù hợp trong trường hợp có giảm albumin máu.

1.1.2       Suy thận mãn

Trong trường hợp có suy thận mãn, thuốc lợi tiểu nhóm thiazide chỉ có hiệu quả nếu độ lọc cầu thận >40ml/phút. Ngược lại, khi độ lọc cầu thận <40ml/phút thì dùng lợi tiểu quai được chỉ định. Liều thuốc lợi tiểu cần tăng tương ứng với mức độ giảm của độ lọc cầu thận. Nếu phù vẫn còn nhiều thì có thể tăng số lần dùng thuốc lợi tiểu trong ngày. Nếu cần thiết thì kết hợp nhiều nhóm lợi tiểu khác nhau.

1.1.3       Suy tim sung huyết

Đối với phác đồ điều trị suy tim với thuốc lợi tiểu (trừ trường hợp bị phù phổi cấp), cách thức dùng thuốc như sau:

  • Trong trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc lợi tiểu nhóm Thiazide (Hydrochlorothiazide hoặc Indapamine) hoặc nhóm Spironolactone.
  • Trong trường hợp nặng, thuốc lợi tiểu quai là lựa chọn đầu tay vì tác dụng nhanh và mạnh. Liều lượng và số lần dùng thuốc thay đổi theo tình trạng đáp ứng của từng người bệnh. Tuy nhiên cần thận trọng đảm bảo không bị giảm kali máu nhất là ở người bệnh ăn uống kém.
  • Trong trường hợp không đáp ứng tốt với một thuốc, chúng ta có thể phối hợp  2 nhóm thuốc: lợi tiểu quai với nhóm Spironolactone 25mg/ngày

1.1.4       Xơ gan cổ chướng

Đối với trường hợp có cổ trướng (có dịch báng trong ổ bụng), cách điều trị đầu tay là tiết chế muối nước và dùng thuốc Spironolactone. Trong trường hợp dịch cổ trướng nhiều gây khó thở và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, chúng ta có thể rút bớt dịch cổ trướng kèm truyền bù albumine 100ml 20% cho mỗi 2 lít dịch rút ra, sau đó bổ sung thuốc Spironolactone 100mg đến 400mg/ngày.

Nếu người bệnh có biểu hiện phù 2 chi dưới phối hợp, có thể sử dụng lợi tiểu quai với liều lượng đáp ứng theo tình trạng ion đồ và độ lọc cầu thận chức năng (chú ý đến hội chứng gan thận biểu hiện bằng tình trạng suy thận cấp chức năng). Liều tối đa của Furosemide được khuyến cáo là 160mg/ngày5,6. Thông tin chi tiết của điều trị xơ gan cổ chướng có thể tham khảo trong bài giảng chuyên biệt.

  • Mục tiêu học tập
  • Tình huống lâm sàng 1
  • Tình huống lâm sàng 2
  • Mở đầu
  • Định nghĩa phù là gì
  • Tóm tắt sinh lý bệnh
  • cách tiếp cận bệnh nhân phù
  • Nguyên nhân của phù không ấn lõm
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Lưu ý khi dùng lợi tiểu
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu trong các tình huống chuyên biệt
  • Kết luận
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Ho

    183/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Triệu chứng lâm sàng của đợt cấp BPTNMT

    2767/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Đường uống

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ THUẬT BẤM ỐI Ở TUYẾN XÃ
    Ngoại tâm thu thất nhịp đôi (ECG Ví dụ 3)
    Mụn trứng cá là gì
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space