Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Định nghĩa phù là gì

(Tham khảo chính: ICPC )

Trong cơ thể, nước được phân bổ chủ yếu trong 3 khoang chính: nội bào, mô kẽ và lòng mạch. Trong đó, khoang nội bào là khoang bên trong màng tế bào (là thành phần nội dịch của tế bào) chiếm khoảng 2/3 toàn bộ thể tích nước của cơ thể. Khoảng kẽ là phần mô liên kết gian tế bào chiếm khoảng 2/9 thể tích nước. Phần còn lại với khoảng 1/9 lượng nước nằm trong lòng mạch, đảm bảo hoạt động tuần hoàn của máu. 
Ngoài ra còn phải kể có một lượng dịch có thể xuất hiện trong các khoang cơ thể như khoang màng bụng, khoang màng phổi, khoang màng tim, hệ tiêu hóa, các tuyến ngoại tiết...Trong điều kiện bình thường, lượng dịch nằm trong các khoang này có thể tích không đáng kể. Trong một số bệnh lý chuyên biệt, các khoang này có thể chứa một lượng dịch đáng kể, có thể lên đến vài lít dịch. Ví dụ như tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi. 
Theo định nghĩa, phù là tình trạng gia tăng thể tích của dịch trong khoảng kẽ gian bào. Tùy theo tác nhân, tổng thể tích dịch trong cơ thể có thể tăng hoặc không thay đổi. Ví dụ với tình huống phù 2 chân do suy tim – suy thận, tổng lượng dịch cơ thể sẽ tăng; trong trường hợp phù do phản ứng viêm tại chổ, tổng lượng dịch trong cơ thể không thay đổi.
Triệu chứng phù ấn lõm trên lâm sàng có thể xuất hiện ở dạng điển hình - dễ đánh giá, cũng có thể xuất hiện một cách kín đáo – diễn tiến từ từ và khó đánh giá. Đôi khi một lượng dịch tích tụ khoảng vài lít mới có biểu hiện rõ trên lâm sàng. Chính vì lý do đó, một số dấu chứng khác có thể gợi ý giúp phát hiện sớm tình trạng phù: tăng cân nhanh, mang giày chật, nặng mặt, nặng nề tay chân, nặng mi mắt, mất khoảng lõm giải phẫu (mắt cá chân, rãnh mũi má, nếp mi mắt)....
Cũng cần phân biệt phù do ứ nước (phù mềm) với các tình trạng khác không phải phù như: quá phát mô mỡ dưới da (đặc biệt trong trường hợp dùng Insulin chích dưới da), hoặc tình trạng phù viêm khu trú (phù cứng do phản ứng của histamin). Trong trường hợp có bướu mỡ, khối u xuất hiện từ từ và không giảm kích thước khi sử dụng thuốc lợi tiểu. Đối với phù viêm, chúng ta có thể ghi nhận các dấu chứng của phản ứng viêm tại chỗ hoặc toàn thân (sưng – nóng – đỏ – đau). Trong khi đó, đối với phù mô kẽ do ứ đọng dịch, kích thước khối phù sẽ giảm nhanh khi sử dụng thuốc lợi tiểu. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu học tập
  • Tình huống lâm sàng 1
  • Tình huống lâm sàng 2
  • Mở đầu
  • Định nghĩa phù là gì
  • Tóm tắt sinh lý bệnh
  • cách tiếp cận bệnh nhân phù
  • Nguyên nhân của phù không ấn lõm
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Lưu ý khi dùng lợi tiểu
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu trong các tình huống chuyên biệt
  • Kết luận
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    video Rối loạn giấc ngủ

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Nhóm Quinolon

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Cách xử trí tại nhà

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SUY GIÁP
    Lớn 2 nhĩ (ECG Ví dụ)
    Mục tiêu
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space