Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Tình huống lâm sàng 1

(Tham khảo chính: ICPC )

2.1.1    Thông tin
Người bệnh nữ 24 tuổi đến khám lần đầu tiên tại phòng khám bác sĩ gia đình vì bệnh cao huyết áp từ hơn một năm nay. Người bệnh đã được chẩn đoán bệnh cao huyết áp tại bệnh viện đa khoa. Hiện BN đang sử dụng toa thuốc điều trị bao gồm 3 nhóm thuốc hạ áp khác nhau: ức chế beta, ức chế men chuyển và ức chế canci (toa thuốc này đã được sử dụng từ hơn 1 năm nay qua nhiều lần khám khác nhau). Tuy nhiên, tình trạng huyết áp của người bệnh vẫn không ổn định với chỉ số huyết áp ghi nhận ở các lần khám khác nhau đều nằm ở ngưỡng cao (huyết áp tâm thu >170 mmHg, huyết áp tâm trương >100mmHg). 
Tiền căn, BN được chẩn đoán xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch và được theo dõi điều trị từ hơn 1 năm nay tại bệnh viện chuyên khoa huyết học. Toa thuốc điều trị bệnh lý huyết học là Methylprednisolone 16mg 1v sáng – 1v trưa uống mỗi ngày (đây là liều điều trị tại thời điểm khám, toa thuốc đang được điều chỉnh theo phác đồ giảm liều bậc thang). Về phía gia đình, không có người thân có bệnh lý tương tự.
Về khám lâm sàng ghi nhận: thể trạng tốt, có tình trạng phù toàn thân, nặng vùng chân. Huyết áp 170/100mmHg, mạch 78 lần/phút, tiếp xúc bình thường, da niêm hồng, không ban xuất huyết dưới da, không dấu chảy máu. Nhịp tim đều, không âm thổi lạ. Phổi chưa ghi nhận rale bệnh lý. Các phần khám khác chưa ghi nhận gì bất thường.
2.1.2    Câu hỏi gợi ý tình huống:
•    Chẩn đoán nguyên nhân của tình trạng phù hiện nay?
•    Phác đồ điều trị tăng huyết áp hiện tại có điểm nào chưa phù hợp?
•    Anh chị có tư vấn - hướng điều trị gì cho BN này?
2.1.3    Tóm tắt - phân tích tình huống:
Ghi nhận người bệnh này còn trẻ tuổi (24 tuổi) có huyết áp cao nên cần hướng đến khả năng tăng huyết áp do nguyên nhân thứ phát. Ngoài ra, bệnh sử ghi nhận toa thuốc điều trị phối hợp 3 nhóm thuốc hạ áp khác nhau nhưng vẫn chưa đạt được mục tiêu điều trị. Chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương tại thời điểm khám còn cao. Bệnh sử cũng ghi nhận người bệnh đang được điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn bằng methylprednisolon với liều tấn công. Thuốc này có khả năng giữ nước có thể giải thích tình trạng phù toàn thân và huyết áp cao.
•    Chẩn đoán nguyên nhân tình trạng tăng huyết áp là thứ phát, do tác dụng giữ nước của thuốc nhóm corticoid đang sử dụng để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch.
•    Phác đồ điều trị tăng huyết áp hiện tại chưa phù hợp, chưa đúng với cơ chế bệnh sinh. Do tác dụng giữ nước của thuốc nhóm corticoid gây phù toàn thân, tăng huyết áp thứ phát, việc điều trị huyết áp cao cần phải nhắm đến việc điều hòa tình trạng giữ nước thứ phát này.
•    Hướng điều trị là sử dụng thuốc lợi tiểu để thải nước, giúp giảm phù và điều hòa lại huyết áp.

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Mục tiêu học tập
  • Tình huống lâm sàng 1
  • Tình huống lâm sàng 2
  • Mở đầu
  • Định nghĩa phù là gì
  • Tóm tắt sinh lý bệnh
  • cách tiếp cận bệnh nhân phù
  • Nguyên nhân của phù không ấn lõm
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Lưu ý khi dùng lợi tiểu
  • Sử dụng thuốc lợi tiểu trong các tình huống chuyên biệt
  • Kết luận
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    THUỐC CHỐNG LOẠN THẦN, XỬ TRÍ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

    Dược thư quốc gia Việt Nam-2006.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    6.1. Tổng hợp nguyên tắc điều trị

    4689/QĐ-BYT.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Yếu tố nguy cơ sức khỏe

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Chẩn đoán phân biệt
    Bút tiêm insuline
    1893
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space