Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Các lưu ý khi điều trị

(Tham khảo chính: ICPC )

Đối với người bệnh vẫn còn đang sử dụng rượu, cần khuyến khích hạn chế hoàn toàn mặc dù rượu có thể không là nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan trên trường hợp cụ thể này. Việc giảm rượu có thể giúp cải thiện chức năng gan, cải thiện cấu trúc mô học của gan và giảm tình trạng xơ trong nhu mô gan21,22. Tác giả Reynolds còn chứng minh được việc giảm rượu giúp giảm áp lực tĩnh mạch cửa23, đặt nền tảng cho khả năng giảm tình trạng báng bụng. Do vậy, bác sĩ điều trị cần khuyên người bệnh giảm hoặc cai rượu ngay khi có thể.
Thuốc kháng viêm non steroid (NSAIDs): nguyên tắc chung là hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm nhóm NSAIDs. Cơ chế chủ đạo là tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin tại thận, dẫn đến tình trạng co mạch, kém đáp ứng với thuốc lợi tiểu và hậu quả gây tăng nguy cơ suy thận cấp24. Các thuốc kháng viêm nhóm NSAIDs cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa trên nhất là trên người bệnh xơ gan vốn đã có nhiều yếu tố nguy cơ cho nhóm bệnh này 25,26.
Thuốc ức chế angiotensin: huyết áp có khuynh hướng giảm dần song song với mức độ nặng của xơ gan tăng dần. Tình trạng này càng rõ ràng trên các người bệnh xơ gan mất bù, được cho là có liên quan đến giảm tưới máu thận, giảm độ lọc cầu thận và tăng hoạt tính của hệ thống renin-angiotensin. Do vậy, việc sử dụng thêm thuốc ức chế men chuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp làm trầm trọng thêm tình trạng huyết áp và ức chế cơ chế bù trừ của cơ thể thông qua hệ renin – angiotensin.
Propranolol: Mặc dù thuốc propranolol được khuyến cáo trong điều trị giảm tình trạng túi phình tĩnh mạch thực quản, là tình trạng đi kèm với bệnh lý xơ gan cổ chướng, nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc có thể làm giảm khả năng sống còn của người bệnh xơ gan cổ chướng kháng trị. Tác dụng này được giải thích theo cơ chế thuốc làm giảm áp lực mạch máu, đưa đến tình trạng giảm đáp ứng với thuốc lợi tiểu27-29. Do vậy, ở người bệnh cổ chướng, việc sử dụng ức chế beta cần đánh giá theo tình trạng huyết áp và chức năng thận trên từng trường hợp. Nên bắt đầu bằng liều thấp. Đối với người bệnh đã ở giai đoạn nặng, ý kiến chuyên khoa về việc sử dụng thuốc là cần thiết.
Tiết chế muối: như đã trình bày ở phần cơ chế, tình trạng ứ đọng muối – nước thứ phát do thận chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng báng bụng. Bên cạnh đó, ở người bệnh xơ gan, lượng muối bài tiết qua nước tiểu ít hơn nhiều so với lượng muối hấp thu vào qua thức ăn. Lượng muối mỗi ngày nên giới hạn thấp hơn 2g30. Đối với người bệnh hợp tác, việc này có thể thực hiện được tại nhà với sự hỗ trợ của gia đình. Bác sĩ gia đình cần hướng dẫn người bệnh lựa chọn loại thực phẩm phù hợp sao cho vẫn đảm bảo vị ngon và giới hạn lượng muối trong thực phẩm. Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường có hàm lượng muối cao. Do vậy, có thể khuyên người bệnh nên tự chế biến và sử dụng thức ăn tại nhà. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trong việc lên chương trình hướng dẫn giúp đỡ người bệnh. Tuy vậy, khả năng kiểm soát dịch báng là kém nếu không phối hợp cùng với thuốc lợi tiểu phù hợp.31
Giới hạn hấp thu nước: Như cơ chế bệnh sinh đã nêu ở phần đầu, người bệnh xơ gan cổ chướng có biểu hiện huyết áp thấp do giảm trương lực mạch máu. Điều này dẫn đến tăng chức năng của hệ nội tiết renin-angiotensin, hệ thần kinh giao cảm và cả tăng tiết vasopressin (kháng niệu). Việc tăng tiết hormon kháng niệu làm giảm đào thải nước qua thận, dẫn đến tình trạng ứ nước và giảm natri máu. Do bệnh diễn tiến từ từ nên tình trạng giảm natri máu cũng được cơ thể dung nạp dần và không gây biểu hiện lâm sàng rõ ràng.31. Theo như tác giả José thì chỉ nên tiết chế nước nếu nồng độ natri máu giảm thấp hơn 120 mEq/L hoặc có các biểu hiện thần kinh theo dõi do giảm natri máu31. 
 

Tải về tài liệu chính .....(xem tiếp)

  • Sử dụng thuốc lợi tiểu
  • Theo dõi điều trị
  • Tầm soát và dự phòng bệnh xơ gan
  • Mục tiêu
  • Mở đầu
  • Định nghĩa tình trạng xơ gan
  • Báng bụng trên người bệnh xơ gan
  • Cơ chế bệnh sinh
  • Đặc điểm sinh hóa và tế bào dịch báng
  • Quản lý điều trị báng bụng
  • Đánh giá ban đầu với người bệnh có báng bụng
  • Các lưu ý khi điều trị
  • Kết luận
  • Tài liệu tham khảo
  • Câu hỏi ôn tập
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    VMN vô khuẩn

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Dịch tễ học

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Jobs lost, jobs gained: What the future of work will mean for jobs, skills, and wages

    CME AI trong y khoa.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    PHÁT HIỆN CÁC DẤU HIỆU NGUY HIỂM, XỬ TRÍ VÀ CHUYỂN TUYẾN CÁC CẤP CỨU SẢN KHOA
    Quy trình điều trị sẹo lồi bằng tiêm triamcinolon trong tổn thương
    Bất thường giấc ngủ liên quan đến rối loạn về sự tỉnh thức
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space