2.1 Nguyên nhân: Tổn thương cơ bản trong THK xảy ra ở sụn khớp. Có 2 giả thuyết được đưa ra:
- Thuyết cơ học: Dưới ảnh hưởng của các tấn công cơ học, các vi chấn thương gây suy yếu các đám collagen dẫn đến việc hư hỏng các chất proteoglycan (PG) trong tổ chức của sụn khớp.
- Thuyết tế bào: Đối với tế bào sụn: bị cứng lại do tăng áp lực, các tế bào sụn giải phóng các enzym tiêu protein, enzym này làm huỷ hoại dần dần các chất cơ bản trong tổ chức sụn là nguyên nhân dẫn tới thoái khớp.
2.2 . Các yếu tố nguy cơ của thoái hoá khớp
2.2.1. Yếu tố toàn thân:
- Tuổi : là yếu tố nguy cơ chính, xuất hiện muộn, thường ở người sau 60 tuổi, nhiều vị trí, tiến triển chậm, mức độ không nặng.
- Giới tính nữ (Thoái hoá khớp ngón, khớp gối)
- Yếu tố nội tiết và chuyển hoá: kinh, đái tháo đường, loãng xương do nội tiết.
- Yếu tố gen : có yếu tố di truyền ở những gia đình có thoái hóa khớp sớm
- Quá cân : ở những người có BMI lớn thường gặp thoái hoá khớp gối, khớp háng hơn so với BMI bình thường.
2.2.2. Yếu tố tại chỗ:
- Chấn thương khớp : gãy xương khớp, cal lệch, đứt dây chằng (khớp vai...)
- Bệnh lý khớp: di chứng của hoại tử, Viêm sụn khớp, viêm khớp…
- Phẫu thuật sụn chêm do tổn thương sụn chêm hoặc sau cắt sụn chêm
- Lỏng khớp gặp ở những nghệ sĩ uốn dẻo.
- Quá tải khớp ( do nghề nghiệp, thể thao) : vi chấn thương liên tiếp do nghề nghiệp (khớp bàn tay, khớp vai của các võ sĩ quyền anh, khớp khuỷu của công nhân vận hành búa máy, khớp gối của vận động viên bóng rổ hoặc cử tạ, khớp cổ chân của diễn viên balê, cột sống của thợ mỏ than)...
|