Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

(Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

4.1    Triệu chứng lâm sàng
-    Đau khớp: đau thường liên quan đến vận động: đau âm ỉ, tăng khi vận động, khi
 
thay đổi tư thế, giảm đau về đêm và khi nghỉ ngơi. Đau diễn biến thành từng đợt, dài ngắn tuỳ trường hợp, hết đợt có thể hết đau, sau đó tái phát đợt khác hoặc có thể đau liên tục tăng dần.
-    Hạn chế vận động: các động tác của khớp bước lên hoặc xuống cầu thang, đang ngồi ghế đứng dậy, ngồi xổm, đi bộ lâu xuất hiện cơn đau ...
-    Biến dạng khớp: không biến dạng nhiều, biến dạng trong THK thường do mọc
các gai xương, do lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.
-    Các dấu hiệu khác:
•    Tiếng lục khục khi vận động khớp.
•    Dấu hiệu " phá rỉ khớp": là dấu hiệu cứng khớp buổi sáng kéo dài không quá 30 phút.
•    Có thể sờ thấy các “chồi xương” ở quanh khớp.
•    Teo cơ: do ít vận động
•    Tràn dịch khớp: đôi khi gặp, do phản ứng viêm thứ phát của màng hoạt dịch.
•    Bệnh THK thường không có biểu hiện toàn thân.
4.2    Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán thoái hóa khớp ở tuyến cơ sở (tuyến quận/ huyện)
4.2.1    Xquang qui ước: Có 3 dấu hiệu cơ bản:
-    Hẹp khe khớp: khe không đồng đều, bờ không đều .
-    Đặc xương dưới sụn: gặp ở phần đầu xương, trong phần xương đặc thấy một số hốc nhỏ sáng hơn.
-    Mọc gai xương: ở phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch,. Gai xương có hình thô và đậm đặc, một số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp trên Xquang của Kellgren và Lawrence:
-    Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ hoặc nghi ngờ có gai xương
-    Giai đoạn 2: Mọc gai xưong rõ
-    Giai đoạn 3: Hẹp khe khớp vừa
-    Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn
4.2.2. Siêu âm khớp: có thể được quan sát gồm :
-    Hẹp khe khớp.
-    Gai xương: hình tăng âm có bóng cản liên tục với vỏ xương ở ngoại vi của khớp.
-    Tràn dịch khớp: ở túi cùng trên trong, trên ngoài và túi cùng trên xương bánh chè.
-    Mảnh xương sụn tự do trong ổ khớp: thường gặp ở túi cùng trên xương bánh chè, biểu hiện hình tăng âm kèm bóng cản, di động.
-    Dày bao hoạt dịch.
4.    3 Các xét nghiệm khác (nếu có trang thiết bị)
+ Xét nghiệm máu và sinh hoá: Tốc độ lắng máu bình thường, số lượng bạch cầu bình thường, CRP có thể tăng khi có viêm thứ phát màng hoạt dịch.
+ Dịch khớp: Bình thường hoặc có tính chất viêm mức độ ít trong các đợt tiến triển. Dịch thường có màu vàng, độ nhớt bình thường hoặc giảm nhẹ, có <1000 tế bào/ 1mm3.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

Trở về mục nội dung gốc: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ

  • Đại cương
  • Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
  • Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng
  • Chẩn đoán xác định
  • Các thể lâm sàng
  • các phương pháp điều trị
  • phòng bệnh
  • Tài liệu tham khảo
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    Nghe kém dẫn truyền

    ICPC.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    Nguyên lý y học gia đình.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Kết luận

    quản lý ngoại trú.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Luyện tập các rối loạn nhịp
    Quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
    Tại sao tập vận động có trợ giúp lại quan trọng đối với bệnh nhân bị TBMN?
    

    Hình ảnh

    khai giảng ngày 08/06/2025

    Chăm sóc bệnh nhân ngoại trú nhiều thách thức do bệnh tật đa dạng, dấu hiệu khó nhận biết sớm, nhiều yếu tố ảnh hưởng sức khỏe, thiếu nguồn lực ngoài bệnh viện. Vì vậy, bác sĩ cần trau dồi thêm kỹ năng y học gia đình để chẩn đoán và điều trị hiệu quả .  Khóa học giúp ôn tập - cung cấp kiến thức tiếp cận từng bước chẩn đoán - hướng dẫn điều trị các bệnh thường gặp trong khám bệnh ngoại chẩn. tham khảo thêm

    

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space