Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Trầm cảm

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

Trầm cảm là một hội chứng của rối loạn cảm xúc biểu hiện đặc trưng bởi khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới sự mệt mỏi và giảm hoạt động. Rõ rệt nhất là sự giảm hoạt động chỉ sau một cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần.
5.2.1.    Giai đoạn khởi phát
Bệnh tiến triển từ từ với các biểu hiện:
-    Mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi giống như một hội chứng suy nhược thần kinh.
-    Sau vài tuần, vài tháng xuất hiện cảm giác mất khả năng làm việc, hay do dự, mất giá trị bản thân, người bệnh không thiết gì tới công việc, thói quen, sở thích cũ và người thân. Người bệnh nghiền ngẫm và lo lắng về sức khỏe, về tương lai. Có thể xuất hiện ý tưởng và hành vi tự huỷ hoại, tự sát.
5.2.2.    Giai đoạn toàn phát
Bệnh có thể biểu hiện một hội chứng trầm cảm điển hình với bộ 3 triệu chứng:
-    Cảm xúc bị ức chế: khí sắc giảm, người bệnh buồn rầu, ủ rũ, mất thích thú cũ, bi quan về tiền đồ. Nét mặt trở nên cau có, đôi khi nước mắt lưng tròng, thở dài và tăng sự mệt mỏi.
 
-    Tư duy bị ức chế: người bệnh suy nghĩ chậm chạp, liên tưởng khó khăn, thiếu tự tin cho mình là hèn kém. Trường hợp nặng có hoang tưởng tự buộc tội đưa đến ý tưởng và hành vi tự sát.
-    Vận động bị ức chế: người bệnh ít đi lại, ít nói, ăn uống kém, thường hay ngồi lâu trong một tư thế, có thể có hiện tượng bất động sững sờ. Đôi lúc trở nên lăn lộn, vật vã, khóc lóc.
Thể không điển hình: Biểu hiện rất đa dạng và phong phú, thường được che lấp bởi các triệu chứng mất ngủ hoặc các triệu chứng cơ thể khác, đau ở nhiều cơ quan khác nhau như: đau đầu, đau bụng, đau cơ xương khớp, rối loạn tiêu hóa (chán ăn, táo bón dai dẳng, sút cân) và các rối loạn thần kinh thực vật: nhịp tim nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, ra mồ hôi chân tay, giảm huyết áp, giảm tình dục, mất kinh nguyệt.
Trầm cảm là một bệnh lý thực sự ảnh hưởng cả thể xác lẫn tinh thần người bệnh. Người bệnh không thể tự thoát khỏi trạng thái trầm cảm hoặc tự chống chọi với nó, cho nên những lời khuyên khích lệ, động viên vượt lên hoàn cảnh dường như không có giá trị gì đối với người bệnh trầm cảm.
Hội chứng trầm cảm có thể gặp trong nhiều bệnh tâm thần khác nhau. Trầm cảm là một hội chứng cần theo dõi chặt chẽ và cấp cứu, đặc biệt đối với trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát. Điều trị trầm cảm chủ yếu bằng các thuốc chống trầm cảm, kích thích từ xuyên sọ, điều chỉnh khí sắc, liệu pháp tâm lý… trong trường hợp trầm cảm nặng có thể dùng biện pháp sốc điện.
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Tâm thần phân liệt
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Sa sút trí tuệ
  • Các dấu hiệu cảnh báo alzheimer
  • Một số bệnh tâm thần ở trẻ em
  • Rối loạn tâm thần liên quan tới thời kì sinh đẻ
  • Các rối loạn tâm thần do rượu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    nghề liên quan đến sức khỏe

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tình huống lâm sàng

    Võ Thành Liêm.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tham khảo

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN
    Ôn tập trước thi
    Các thành phần của chương trình PHCN hô hấp
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space