Logo Xem trang đào tạo trực tuyến arrow1
space


Một số bệnh tâm thần ở trẻ em

(Tham khảo chính: DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ )

5.6.1.    Tăng động giảm chú ý(ADDH)
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một nhóm các triệu chứng như giảm sự chú ý, tăng hoạt động và có những hành động có tính chất xung động...
Theo DSM-IV-TR (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders) của Mỹ,
thì:
 
*    Giảm chú ý: Trẻ bị giảm chú ý khi có ít nhất 6 triệu chứng, biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng, làm cho trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần:
-    Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.
-    Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động vui chơi.
-    Thường có biểu hiện như không hề lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ.
-    Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập, công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).
-    Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động.
-    Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).
-    Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi và các dụng cụ khác).
-    Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.
-    Thường quên các hoạt động hằng ngày.
*    Tăng hoạt động: Khi trẻ có ít nhất 6 triệu chứng của tăng hoạt động, xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.
-    Cử động chân tay liên tục, không ngồi yên.
-    Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc hoặc trong các tình huống khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.
-    Thường xuyên chạy quanh hoặc leo trèo quá mức, không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).
-    Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ yên lặng.
-    Thường hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được “gắn động cơ”.
*    Xung động
-    Thường buột miệng trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh.
-    Thường khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.
-    Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (Ví dụ: Xen vào cuộc nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác).
5.6.2.    Tự kỷ
Tự kỷ là một tập hợp các rối loạn ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của tự kỷ bao gồm những khiếm khuyết trong 3 lĩnh vực là kém tương tác xã hội, kém giao tiếp và hành
 
vi bất thường. Bên cạnh đó trẻ thường có rối loạn cảm giác. Nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo tăng động và chậm phát triển trí tuệ.
*    Khiếm khuyết về quan hệ xã hội
Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ như không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, kéo tay người khác cần, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn, chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không khoe, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác...Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường, nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.
*    Khiếm khuyết về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp.
Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau lại không nói, phát âm vô nghĩa. Dạy không nói theo. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi... Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể chuyện lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to... Trẻ không biết chơi giả vờ tưởng tượng mang tính xã hội, không biết trò chơi có luật. Chậm nói là lý do chủ yếu để các cha mẹ đưa con đi khám bệnh vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.
*    Những bất thường về hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp:
Hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn ngiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên... Những thói quen rập khuôn thường gặp là: đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng bộ quần áo đó, luôn làm một việc theo một trình tự...
Những ý thích thu hẹp như: cách chơi đơn điệu kéo dài, cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay bánh xe, hay ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có mầu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau... Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói và do thiếu kiềm chế. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.
*    Rối loạn cảm giác: do thần kinh quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, đi kiễng gót, ăn không nhai và kén ăn... Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn người, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng... Một số trẻ có khả năng đặc biệt như có một số khả năng và trí nhớ rất cao như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, bấm trò chơi trên máy rất giỏi, thuộc lòng nhiều bài hát, đọc số chữ rất sớm, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh... nên dễ nhầm tưởng là trẻ quá thông minh.
Có thể chẩn đoán tự kỷ khi trẻ có một số dấu hiệu xếp được đủ vào 3 lĩnh vực trên.
5 dấu hiệu nguy cơ của tự kỷ là:
 
•    Khi 12 tháng trẻ không nói bập bẹ
•    Khi 12 tháng trẻ vẫn chưa biết chỉ ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp
•    16 tháng chưa nói từ đơn
•    Khi 24 tháng chưa nói được câu 2 từ hoặc nói chưa rõ
•    Trẻ bị mất đi kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội đã có ở bất kỳ lứa tuổi
nào.
Hiện nay vẫn chưa có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ
 

Tải về tài liệu chính https://bsgdtphcm.vn/api/upload/20240229hpet_bacsi.pdf .....(xem tiếp)

  • Tâm thần phân liệt
  • Trầm cảm
  • Rối loạn lo âu
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Sa sút trí tuệ
  • Các dấu hiệu cảnh báo alzheimer
  • Một số bệnh tâm thần ở trẻ em
  • Rối loạn tâm thần liên quan tới thời kì sinh đẻ
  • Các rối loạn tâm thần do rượu
  • space
    Tài liệu đào tạo liên tục
    1-hình 1
    nhà tâm lý

    Q-codes.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    Tổng quan

    DỰ ÁN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ PHỤC VỤ CẢI CÁCH HỆ THỐNG Y TẾ.....(xem tiếp)

    1-hình 1
    4. Yếu tố nào làm tăng hay giảm khò khè?

    ICPC.....(xem tiếp)

    Kiến thức nhanh
    Đặt vấn đề
    Nhiễm khuẩn hậu sản_W71
    Khó thở mạn tính
    

    Phụ trách admin BS Trần Cao Thịnh Phước (phuoctct@pnt.edu.vn)

    Phụ trách chuyên môn TS Võ Thành Liêm (thanhliem.vo@gmail.com)

    space