Bài làm
I.Nhu cầu sức khỏe hiện nay của BN
1.Cần hiểu biết rõ về bệnh giang mai, nhiễm HIV mà BN đang có nguy cơ mắc phải.
2.Cần khám chuyên khoa da liễu để chẩn đoán xác định và điều trị bệnh giang mai.
3.Tầm soát HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
II.Kế hoạch chăm sóc
A.Điều trị:
1.Sinh học:
-Chẩn đoán xác định giang mai và điều trị:
•Chẩn đoán xác định: làm thêm xét nghiệm TPHA, bệnh nhân đã có hành vi nguy cơ trước đó nên nếu kết quả TPHA (+) thì ∆+ .
•Khi đó, tiến hành điều trị giang mai theo phác đồ (giai đoạn II). Điều trị sớm, đúng-đủ liều, ngăn chặn lây lan.
•Xét nghiệm VDRL theo dõi kết quả điều trị sau 3, 6, 12 tháng để xử trí phù hợp.
-XN sàng lọc trước khi kết hôn (cho cả hai người): tầm soát HIV; các bệnh lây qua đường tình dục khác.
2.Tâm lý:
Tạo sự đồng thuận trong kế hoạch theo dõi và chăm sóc sức khỏe:
-Giải thích về bệnh giang mai: nguyên nhân, cách lây, thời kỳ ủ bệnh, thời kỳ toàn phát, biến chứng, cách phòng … đang khỏe không có nghĩa là không mắc bệnh, thực tế bệnh nhân đang ở giai đoạn II của bệnh; nếu không điều trị triệt để sẽ đưa đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong. Mặt khác, hiểu biết bệnh để biết cách dự phòng lây lan cho người khác (vợ, bạn tình).
-Giải thích cho bệnh nhân về HIV/AIDS, đặc biệt là giai đoạn “cửa sổ” của nhiễm HIV phòng lây bệnh cho người khác (không loại trừ khả năng BN đang ở giai đoạn “cửa sổ”).
3.Gia đình-xã hội:
-Cân nhắc kết hôn sớm, chỉ kết hôn khi đã điều trị giang mai ổn và biết rõ mình không nhiễm HIV hoặc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
-Khuyên điều chỉnh hành vi nguy cơ.
B.Dự phòng:
1.Sinh học:
Khám sức khỏe định kỳ
2.Tâm lý:
-Tạo quan hệ tốt bệnh nhân – bác sĩ, từ đó động viên khuyến khích BN an tâm tuân thủ kế hoạch điều trị.
-Nếu có vấn đề lo lắng hay thắc mắc, liên hệ tư vấn ngay với BSGĐ hoặc BS chuyên khoa.
3.Gia đình – xã hội:
Hướng dẫn tình dục an toàn - tình dục không xâm nhập- bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục, nhất là với gái mại dâm.
|